Nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân giúp người dân cải thiện cuộc sống

Chủ nhật - 04/10/2020 21:49
(Hội NDNA) - Xác định được tầm quan trọng của các nguồn vốn vay cho nông dân tham gia phát triển sản xuất, trong những năm qua Hội ND huyện Nghi Lộc tích cực, chủ động tham mưu với Hội ND cấp trên, BTV Huyện ủy, UBND huyện quan tâm ưu tiên nguồn Quỹ HTND, nhờ đó mức tăng trưởng nguồn vốn Quỹ HTND các cấp có sự phát triển, giúp nhiều hội viên, nông dân trong huyện được hỗ trợ vốn kịp thời.
Trong 8 tháng đầu năm, Hội ND tỉnh đã duyệt cấp bổ sung cho nông dân huyện Nghi Lộc vay thêm 400 triệu đồng để hỗ trợ nông dân Nghi Tiến triển khai mô hình "Nuôi tôm trên cát". Đến nay, nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân cấp huyện đang quản lý gồm 3.650.000.000 cho 131 hộ nông dân vay, xây dựng 12 dự án, trong đó: Nguồn nhận từ quỹ hỗ trợ nông dân của TW gồm 2 dự án vay với số tiền 700.000.000đ  cho 28 hộ vay (dự án Chăn nuôi bò nái laisind sinh sản tại xã Nghi Đồng, Nghi Hưng); Nguồn của Tỉnh hội gồm 4 dự án với tổng số tiền 1.800.000.000đ cho 55 hộ vay ( chăn nuôi bò nái laisid sinh sản tại xã Nghi Kiều, Nghi Thịnh và dự án Nuôi tôm, cá tại xã Nghi Quang, Nghi Tiến); Nguồn quỹ của huyện gồm 6 dự án cho 46 hộ vay chăn nuôi bò nái laisid sinh sản với số tiền là 1.150.000.000 đồng (tại Nghi Long, Nghi Vạn, Nghi Công Bắc, Nghi Yên, Nghi Trung, Nghi Xá).
 
nghi loc
Hội Nông dân Nghi Lộc giải ngân nguồn quỹ hỗ trợ nông dân tại Nghi Vạn
Ðể phát huy hiệu quả nguồn vốn, Hội Nông dân huyện tích cực tuyên truyền, giúp cán bộ, hội viên hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng và phát triển Quỹ hỗ trợ nông dân các cấp.Trong quá trình cho vay, Hội ND huyện đã khảo sát nhu cầu vay vốn của các hộ hội viên, ưu tiên lựa chọn các hộ có tinh thần trách nhiệm cao trong việc sử dụng nguồn vốn, có nhân lực và điều kiện để phát huy nguồn vốn. Cùng với đó, Hội phối hợp với Trung tâm Khuyến nông huyện, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân Hội Nông dân tỉnh và các trường đào tạo nghề trong và ngoài huyện tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, các lớp dạy nghề về chăn nuôi thú ý, trồng rau an toàn, chế biến thủy hải sản cho hàng nghìn lượt hội viên nông dân. Đặc biệt, việc triển khai nguồn vốn vay từ Quỹ hỗ trợ nông dân các cấp đã tạo điều kiện liên kết hội viên nông dân với nhau theo mô hình chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp nhằm thống nhất chặt chặt chẽ với nhau cả trong khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giúp gia tăng hiệu quả, tạo thế mạnh đặc trưng của từng địa phương. Đến nay toàn huyện đã có 12 tổ hội nông dân nghề nghiệp và 1 tổ hợp tác với 420 thành viên tham gia.
 
13 mo hinh nuoi bo vo beo quy mo 100 den 150 con cau anh dang tho tien hoi vien nd chi hoi 2 nghi lam
Mô hình nuôi bò vỗ béo quy mô 100 đến 150 con cảu Anh Đặng Thọ Tiến hội viên ND chi hội 2 Nghi Lâm
Sau khi được Quỹ HTND hỗ trợ, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư, áp dụng KHKT vào sản xuất và chăn nuôi, xây dựng mô hình mới mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần hình thành nên những vùng sản xuất hàng hóa nông sản phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tiêu biểu là mô hình nhà lưới trồng rau, củ quả sạch của gia đình anh Nguyễn Tứ Mỹ xã Nghi Long, anh Đinh Quang Hoàng xã Nghi Trung, anh Đặng Thọ Sáng xã Nghi Trường với mức thu nhập từ 150 – 250 triệu đồng. Là mô hình nuôi tôm trên cát tại xóm Bắc Thắng xã Nghi Tiến với 11 thành viên tham gia, thu lãi từ 500 đến 700 triệu đồng/năm. Là mô hình nuôi cá lồng trên sông của 10 hộ tại xã Nghi Quang cũng cho thu nhập khá lớn, từ dự án 400 triệu đồng của Hội ND tỉnh, các hộ nuôi cá lồng đã mạnh dạn đầu tư thêm 2 tỷ đồng để nuôi các loại cá xuất khẩu (cá Sú, cá Mú, Cá Ba Sa..), đến nay mỗi năm cho thu nhập từ 600– 800 triệu đồng/1hộ. Mô hình chăn nuôi bò nái Laisind sinh sản tại Nghi Hưng, Nghi Xá, Nghi Long cũng rất hiệu quả,  qua thời gian 6 năm triển khai nguồn quỹ HTND cấp huyện về chăn nuôi bò sinh sản cho hội viên nông dân, đàn bò sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp với khả năng, điều kiện chăm sóc của các hộ nông dân; 46/46 hộ vay vốn phát triển từ 46 con bò giống lên đến 290 con; xuất chuồng 95 con bò, bê, thu nhập bình quân mỗi hộ từ 20- 30 triệu đồng/năm. Điển hình hộ bà Nguyễn Thị Mùi xóm 13 xã Nghi Long từ 02 con bò giống phát triển lên 05 con; hộ ông Nguyễn Tứ Phượng xóm 4 xã Nghi Vạn từ 01 bò giống phát triển thành 04 con... Ngoài ra thực hiện mô hình còn tận dụng được nguồn thức ăn từ các phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, cây ngô, ngọn mía... tận dụng nguồn phân bón cho cây trồng giảm lượng phân hóa học tăng lượng tơi xốp cho đất thân thiện với môi trường.

Có thể nói, các dự án vay vốn từ Quỹ HTND các cấp đã thu hút và giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động ở nông thôn với thu nhập ổn định, xuất hiện nhiều gương điển hình trong SXKD giỏi. Nhiều dự dự án đã xây dựng được các mô hình tổ, hội nghề nghiệp, góp phần thay đổi nhận thức của nông dân, chuyển từ phương thức sản xuất nhỏ lẻ sang liên kết nhóm, đầu tư thâm canh, tăng năng suất, tạo việc làm và tăng thu nhập cho hội viên, nông dân.

Tâm Bình

Hội ND huyện Nghi Lộc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tin đọc nhiều
Thư viện ảnh
unnamed.jpg Hàng cây nông dân ơn Bác của Hội Nông dân phường Nghi Thủy,... Hàng cây Nông dân ơn Bác xã Hưng Lộc, thành phố Vinh Hàng cây nông dân ơn Bác của Hội Nông dân xã Châu Nhân,... xd2-17.jpg
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập39
  • Hôm nay13,666
  • Tháng hiện tại316,123
  • Tổng lượt truy cập7,785,576
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây