Hướng dẫn chăm sóc trâu, bò trong mùa mưa lụt

Thứ hai - 27/09/2021 05:24
(Hội NDNA) - Mùa mưa lụt là thời điểm thời tiết bất lợi ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đàn trâu bò, nguy cơ dịch bệnh dễ phát sinh, lây lan và bùng phát thành dịch. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa lụt gây ra cho đàn trâu bò. Người chăn nuôi cần quan tâm một số vấn đề về chăm sóc đàn trâu bò mùa mưa lụt.
 1. Thường xuyên kiểm tra điều kiện chuồng trại đảm bảo chắc chắn và an toàn

Chuồng trại chăn nuôi có vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khỏe phòng chống dịch bệnh cho đàn trâu bò. Tuy nhiên do điều kiện chăn nuôi nông hộ, quy mô nhỏ, nhiều hộ dân, người chăn nuôi trên địa bàn thị xã chưa quan tâm đúng mức về chuồng trại chăn nuôi: chưa có chuồng trại, hoặc chuồng trại tạm bợ, có hộ khoan nuôi trâu bò ngoài núi rừng, bờ sông bờ suối, gốc cây ..mặc cho mưa gió lũ lụt. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi, phát sinh lây lan dịch bệnh mà còn có thể xảy ra mất cắp tài sản là trâu bò như nhiều năm trước đây trên địa bàn.

 Yêu cầu chuồng nuôi phải có nền chuồng chắc chắn, cao dễ thoát nước, nền chuồng khô ráo không trơn trượt và dễ dàng vệ sinh, thu gom phân. Khi làm chuồng nên chọn nơi không bị ngập lụt, nền nhám có thể được trát bằng vật liệu xi măng, hoặc đất đá được nện chặt, có mái che tránh mưa dột ướt, mái được được lợp bằng ngói hoặc tôn chắc chắn dùng được lâu dài, có khung gỗ chắc hoặc lưới thép bảo về bao quanh chuồng. Những ngày có không khí lạnh tràn về dùng bạt che chắn quay xung quanh tránh để trâu bò bị lạnh.

2. Chủ động dự trữ nguồn thức ăn

Khẩu phần chính cho trâu bò là cỏ tươi, tuy nhiên trong điều kiện thời tiết bất lợi mùa mưa lụt thì thức ăn cỏ tươi dành cho trâu bò thường khan hiếm khó chủ động nhất là môi trường ô nhiễm sau những ngày lũ lụt thì việc dự trữ rơm khô cuộn thành bó, ụ rơm được xem là giải pháp khả thi, kết hợp tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp như thân cây ngô, cây chuối, bổ sung thêm thức ăn tinh như cám công nghiệp, thức ăn ủ chua, rơm ủ u rê, tăng cường sử dụng đá liếm cho trâu bò. Đảm bảo nguồn nước sạch cung cấp cho trâu bò uống.

3.Vệ sinh chuồng trại

Đây là khâu quan trọng hàng đầu trong phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm nói chung và đàn trâu bò nói riêng. Người chăn nuôi cần quét dọn chuồng trại thường xuyên, thu gom phân, rác thải, khai thông cống rãnh không để nước tù động gây ô nhiễm môi trường chăn nuôi. Vệ sinh máng ăn, máng uống hằng ngày bằng cách cọ rữa sạch phơi khô không để nấm mốc phát triển gây hại cho sức khỏe đàn trâu bò.

 Tiêu độc khử trùng chuồng trại bằng vôi bột ở các lối đi, nền chuồng, xử lý hố phân chống ruồi nhặng phát triển, có thể sử dụng các hóa chất sát trùng thông dụng như Benkocid, Han Iodine, Hanlusep BGF sát trùng định kỳ chuồng trại.

4. Công tác thú y

Tiêm phòng đầy đủ vắc xin ngừa bệnh Lở mồm long móng, bệnh Tụ huyết trùng cho trâu bò. Nếu trâu bò đã tiêm phòng đầy đủ có khả năng miễn dịch cao sẽ giảm thiểu dịch bệnh trên đàn trâu bò.

 Bổ sung thêm vitamin C, chất điện giải, glucose nhằm tang cường sức đề kháng cho trâu bò. Phát hiện sớm các triệu chứng bất thường trên đàn trâu bò để thực hiện cách ly và điều trị tránh lây lan.

 Khi nghi ngờ các bệnh nguy hiểm như bệnh Lở mồm long móng, bệnh Viêm da nổi cục thì phải báo ngay cho nhân viên thú ý xã phường, chính quyền địa phương để có biện pháp kiểm tra can thiệp, hỗ trợ xử lý kịp thời không để dịch bệnh lây lan bùng phát.
 

Lê Tập

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập55
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm53
  • Hôm nay19,063
  • Tháng hiện tại469,945
  • Tổng lượt truy cập15,610,827
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây