Giảm phân bón hợp lý vẫn cho năng suất cao

Thứ tư - 10/11/2021 21:10
(Hội NDNA) - Không phải bây giờ giá cả các loại phân bón tăng lên quá cao chúng ta mới nói đến chuyện cần thiết phải giảm phân bón, nhất là phân đạm. Rất nhiều kết quả nghiên cứu khoa học đã chứng minh cây lúa chỉ sử dụng tối đa không quá 50 – 52% tổng lượng phân đạm khi chúng ta bón vào đất cho cây lúa. Bón nhiều đạm không những gây ra hiện tượng thừa đạm, làm tăng chi phí sản xuất mà còn tạo cơ hội cho sâu bệnh phát triển gây hại, làm cho cây lúa dễ đổ, làm tăng tỉ lệ lúa lép và làm giảm chất lượng sản phẩm lúa gạo.
Cần giảm nhất là đạm:

Rất nhiều kết quả nghiên cứu khoa học đã chứng minh tổng lượng đạm bón vào đất cho cây lúa, cây lúa chỉ sử dụng tối đa không quá 50 – 52%. Vậy số còn lại phần thì thẩm thấu xuống dưới lớp đất sâu, phần thì bốc theo hơi nước, phần thì trôi theo thẩm lậu của nước và phần thì do đất chua (độ pH thấp) giữ lại… Đó là chưa kể đến các trường hợp cứ bón theo quy trình hướng dẫn lót bao nhiêu, thúc đẻ và nuôi đòng bao nhiêu… cho dù ruộng lúa đó có nền đất tốt hoặc cây lúa đang có màu xanh đậm… Vô tình không ít cơ sở sản xuất và bà con nông dân đang sử dụng phân bón theo hướng dẫn của sách vở quá nhiều, chưa hoặc ít tổng kết thực tiễn sản xuất trên đồng ruộng để rút bài học kinh nghiệm nên sử dụng phân bón như thế nào trên từng loại đất khác nhau, mùa vụ khác nhau, thời tiết khác nhau để có cách bón hợp lý và hiệu quả nhất.

Từ đó, chúng tôi đề nghị giảm phân bón, chủ yếu là phân đạm, đi đôi với cách bón hợp lý năng suất lúa không giảm, cụ thể nên như sau:
 
download
Bà con nông dân giảm phân bón hợp lý vẫn cho năng suất cao
Một: Ruộng đất gieo cấy lúa của chúng ta phần lớn là đất chua do ngập nước nhiều. Vì vậy trước mỗi vụ gieo cấy nên bón ít nhất 250 – 300 kg vôi bột/ha. Bón vôi vừa giảm chua đất, vừa kết hợp vệ sinh đồng ruộng và tiêu diệt các mầm mống sâu bệnh có ở các ký chủ trong ruộng, quanh bờ.

Hai: Chỉ nên sử dụng phân hỗn hợp NPK hay NP để bón lót trước khi gieo cấy và sang giai đoạn bón thúc đẻ, bón đón đòng thì chỉ nên dùng phân đơn, đạm và kali để bón.
Bón lót trước khi gieo cấy sử dụng phân hỗn hợp NPK hay NP là hợp lý, vì trong loại phân này có chứa đủ 3 yếu tố cần thiết đạm (N), lân (P2O5) và ka li (K2O) cho cây lúa phát triển ngay từ đầu, còn sang giai đoạn lúa đẻ nhánh, lúc này cây lúa cần chủ yếu đạm và kali và sang giai đoạn lúa làm đòng thì cần chủ yếu kali và một ít đạm. Vậy thì cần gì mà sử dụng phân hỗn hợp NPK vừa lãng phí, vừa giá thành cao, làm gia tăng chi phí sản xuất không cần thiết.

Giảm được 1,6 triệu đồng/ha, năng suất lúa vẫn cao:

Sử dụng phân đạm bón thúc lúa đẻ nhánh và bón đón đòng có mấy cái lợi: Thứ nhất, nếu ruộng đất tốt, ruộng sâu sục bùn thì khi bón thúc lúa đẻ nhánh bón giảm lượng phân đạm từ 1 đến 2 kg so với ruộng đất kém màu hơn. Nếu bón đón đòng thì chủ yếu bón đạm, kali, đạm bón rất ít. Trường hợp khi bón thấy lúa tốt, màu lá xanh đậm thì có thể không nên bón đạm mà chỉ bón kali. Thứ hai, bón phân đơn theo cách nói trên vừa giảm được lượng phân đạm không cần thiết, vừa hạn chế sự phát sinh, phát triển sâu bệnh gây hại, nhất là bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá, bệnh khô vằn v.v… và chắc chắn sẽ giảm chi phí sản xuất.

Ông Dương Văn Kháng một lão nông có kinh nghiệm sản xuất lâu năm ở xã Long Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An cho biết: Gia đình ông mỗi vụ gieo cấy hơn 0,5 ha lúa, trước đây ông thường sử dụng phân hỗn hợp NPK loại 16-16-8 để bón lót, loại NPK 15-5-20 để bón thúc lúa đẻ và bón đón đòng. Những năm gần đây ông không dùng phân hỗn hợp NPK nữa mà chuyển sang sử dụng hoàn toàn phân đơn để bón. Kinh nghiệm của ông kháng trước khi bón phân phải là: nhìn trời, nhìn đất, nhìn cây. Trời chuyển động mưa dừng bón phân; đất tốt bón giảm phân đạm, từ 1 đến 2 kg/sào (500 m2) so với đất xấu, đất kém màu; cây lúa tốt, lá lúa đang có màu xanh đậm bón giảm lượng phân đạm đến mức thấp nhất để đề phòng lúa dễ bị bệnh, nhất là bệnh đạo ôn, bạc lá, lúa đổ… Bằng cách bón phân như vậy nên ruộng lúa nhà ông hầu như rất ít khi bị sâu bệnh và luôn luôn cho năng suất lúa từ 350 kg trở lên/sào trong vụ xuân (trên 7 tấn/ha) trong vụ xuân và 300 - 310 kg/sào (trên 6 tấn/ha) trong vụ hè thu cao nhất ở địa phương. Cũng theo tính toán rất chi ly, cụ thể của ông Kháng, nếu sử dụng phân đơn để bón thì sẽ giảm được chi phí tiền mua phân bình quân 80.000 đồng/sào (1,6 triệu đồng/ha) so với mua phân bón hỗn hợp NPK để bón với giá phân bón như hiện nay.

Ba: Khi bón phân, tốt nhất để nước trong ruộng càng nông càng tốt. Riêng lần bón phân lót trước khi gieo cấy, lượng phân bón khá nhiều, bón xong nên bừa lại ít nhất một lần để vùi lấp phân vào đất, nhằm hạn chế mất phân tự nhiên, nhất là trong vụ hè thu và vụ mùa do trời nắng nóng, nhiệt độ không khí cao, lượng bốc hơi nước mạnh…

Doãn Trí Tuệ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập50
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm47
  • Hôm nay10,876
  • Tháng hiện tại201,561
  • Tổng lượt truy cập14,855,455
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây