Kịp thời chăm bón lúa hè thu càng sớm càng tốt

Thứ năm - 17/06/2021 04:13
(Hội NDNA) - Vụ lúa xuân nông dân Nghệ An được mùa lớn cả về năng suất và giá lúa. Hiện nay bà con nông dân đang cao điểm gieo cấy lúa hè thu, càng sớm, càng nhanh, càng tốt.
Theo Chi cục trồng trọt và BVTV (Sở NN & PTNT) tính đến nay toàn tỉnh đã gieo cấy được trên 58.000 ha/59.000 ha KH, đạt xấp xỉ 100% KH.

Vụ sản xuất hè thu ở Nghệ An được xác định là vụ sản xuất gặp rất nhiều khó khăn do đầu vụ nắng nóng và hạn hán kéo dài, nguồn nước cung cấp cho gieo cấy không đầy đủ. Cuối vụ từ trung tuần tháng 9 trở đi lại là mùa mưa to, gió bão nhiều và ngập úng. Vì vậy việc chăm bón cây lúa cho vụ sản xuất hè thu cần thực hiện tốt các biện pháp sau đây:

Đối với diện tích lúa vừa qua bị ảnh hưởng của cơn bão số 2 gây ngập úng nặng trên diện tích khoảng 2000 ha tập trung ở các vùng đồng bằng sâu trũng ở một số địa phương như: Hưng Tây, Hưng Yên Bắc, Hưng Trung… huyện Hưng Nguyên. Diễn Nguyên, Diễn Thái, Minh Châu… huyện Diễn Châu, Long Thành, Vĩnh Thành, Khánh Thành, Nhân Thành… huyện Yên Thành.

Trong số diện tích nói trên phần lớn chỉ ngập úng tạm thời, sau đó nước rút, nên ảnh hưởng không đáng kể. Còn lại một số ít diện tích từ 450 - 500 ha thuộc diện lúa gieo sạ ở một số xã nói trên của huyện Hưng Nguyên khả năng hạt giống sau khi gieo bị ngập từ 2 - 3 ngày sẽ bị thối hết. Vì vậy trên diện tích này tốt nhất phải tiến hành gieo sạ lại ngay sau khi nước rút hết để đảm bảo thời vụ và chỉ nên gieo lại bằng các giống lúa rất ngắn ngày như: Khang dân đột biến, Khang dân cải tiến, TBR 279, VT-NA2. Riêng đối với loại lúa cấy, lúa gieo sạ được trên 10 ngày trước khi có mưa to gây ngập úng thì sau khi nước rút, tiếp tục cho nước trong ruộng cạn từ 5 - 7 cm, chưa vội bón phân đạm thúc lúa đẻ, phải chờ 5-6 ngày sau để cây lúa hồi phục lại bình thường khi đó mới bón thúc đợt 1 cho lúa đẻ nhánh. Trên diện tích này khi bón thúc cần bón bình quân mỗi sào từ 4 - 5 kg Urê +2-3 kg Kali để cây lúa khôi phục nhanh trở lại.
 
ba con nong dan yen thanh bon thuc lua he thu
Bà con nông dân Yên Thành bón phân thúc lúa hè thu
Trên diện tích vừa qua lúa không bị mưa to gây ngập úng: khi lúa đã gieo cấy được 10-12 ngày cần kịp thời bón phân thúc để cây lúa đẻ nhánh sớm, đẻ tập trung, có được số bông hữu hiệu cao, sẽ cho năng suất lúa cao. Ngược lại bón càng chậm năng suất càng thấp và dẫn đến kéo dài TGST về sau dễ gặp thiên tai bất lợi làm giảm năng suất lúa.

Nhưng do thời gian này trời nắng nóng, nhiệt độ không khí cao, lượng nước bốc hơi lớn. Phân bón xong lại hòa tan trong nước ngay, nhất là đạm. Vì vậy bón phân lúc này cần áp dụng phương châm bón lượng ít, bón nhiều lần để hạn chế mất đạm trong tự nhiên khó tránh khỏi. Vì vậy phân bón thúc cho lúa đẻ nhánh nên chia làm 2 lần bón, lần 1 bón bình quân cho mỗi sào từ 2-3 kg Urê. Khi bón nên để nước trong ruộng cạn 3-5 phân, bón vào buổi chiều tối. Lần 2 bón cách lần 1 khoảng 7-8 ngày, bón tiếp 2 - 3 kg đạm Urê +1-2 kg Kaly. Sau lần bón thúc lúa đẻ nhánh nói trên được khoảng 13-14 ngày (đối với giống lúa có TGST dưới 100 ngày) và từ 18 - 20 ngày (đối với giống lúa có TGST từ 105 - 110 ngày) tiếp tục bón thúc đòng. Lần bón này chỉ cần bón bình quân cho mỗi sào từ 1,5 - 2,00 kg phân đạm Urê +3-4 kg Kali Clorua.

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện sớm các loại sâu bệnh gây hại. Trong đó đáng lưu tâm là sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu và bệnh khô vằn.

Để phòng trừ tốt các loại sâu bệnh nói trên trong vụ hè thu, bà con nông dân cần lắng nghe khuyến cáo của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành, thị về phương pháp phòng chống các loại sâu bệnh thông qua dự tính, dự báo để biết mà phòng trừ kịp thời. Tốt nhất bà con nông dân nên thường xuyên thăm đồng, kiểm tra tại ruộng để chủ động phát hiện có sâu bệnh phòng trừ ngay, phòng trừ càng sớm càng tốt. Nếu là sâu cuốn lá, sử dụng thuốc Ammate 150 EC, Virtako 40 WG, Regan 800 WG… Nếu là sâu đục thân dùng thuốc: Virtako 40 WG, Tango 80 WG, Padan 95 EC… Nếu là rầy nâu dùng thuốc Dragon 585 EC, Bassa 50 EC… Nếu là bệnh khô vằn dùng thuốc Til super 300 EC, tất cả các loại thuốc khi sử dụng phun theo hướng dẫn có ghi ở ngoài bao bì./.

Doãn Trí Tuệ

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tin đọc nhiều
Thư viện ảnh
unnamed.jpg Hàng cây nông dân ơn Bác của Hội Nông dân phường Nghi Thủy,... Hàng cây Nông dân ơn Bác xã Hưng Lộc, thành phố Vinh Hàng cây nông dân ơn Bác của Hội Nông dân xã Châu Nhân,... xd2-17.jpg
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập126
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm110
  • Hôm nay11,200
  • Tháng hiện tại313,657
  • Tổng lượt truy cập7,783,110
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây