Nông dân Nghệ An khai thác tiềm năng, vươn lên sản xuất, kinh doanh giỏi

Thứ ba - 13/10/2020 03:45
Nhiều hộ nông dân Nghệ An không cam chịu đói nghèo, vượt qua khó khăn khai thác mọi tiềm năng, tiền vốn để phát triển những mô hình sản xuất hiệu quả, trở thành những hộ sản xuất, kinh doanh giỏi. Đồng chí Nguyễn Quang Tùng - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nghệ An trả lời Báo Nghệ An xung quanh nội dung này.
t1


P.V: Đồng chí có thể cho biết về những kết quả nổi bật từ thực hiện phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” trên địa bàn tỉnh trong 5 năm 2016 – 2020?

Đồng chí Nguyễn Quang Tùng: Triển khai thực hiện các phong trào thi đua do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát động gắn với phong trào thi đua phát triển kinh tế – xã hội, 5 năm qua phong trào tiếp tục được duy trì và phát triển cả về quy mô và chất lượng, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội tỉnh nhà. Bình quân hàng năm, số lượng hội viên, nông dân đăng ký đạt danh hiệu Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp chiếm gần 60% so với số hộ nông dân.

Tính đến nay toàn tỉnh có 214.830 hộ nông dân đạt tiêu chí hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp; trong đó: cấp cơ sở 184.802 hộ, cấp huyện 28.027 hộ, cấp tỉnh 1.687 hộ, cấp Trung ương 314 hộ.
 

a2


So với giai đoạn 2012 – 2016, số hộ có mức thu nhập bình quân trên 50 triệu đồng/người/năm tăng gấp 2 lần, số hộ có mức thu nhập từ 100 – 150 triệu đồng/người/năm, tăng 3 lần. Số hộ nông dân đạt tiêu chí hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp có mức thu nhập trên 150 triệu đồng/người/năm có trên 1.500 hộ; trên 300 triệu đồng/người/năm có 310 hộ.

Từ những kết quả hoạt động của phong trào đã góp phần hình thành các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh được gắn sao OCOP và các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh như: Tương Nam Đàn, nước mắm Vạn Phần, lạc sen Diễn Châu, phân bón NPK tổng hợp thuộc Tổng Công ty Vật tư nông nghiệp Nghệ An, cam Vinh, trám Thanh Chương, gà Thanh Chương…; trên cơ sở đó đã tạo ra các vùng sản xuất chuyên canh, các cánh đồng mẫu lớn để liên kết, thực hiện đồng bộ từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, một số hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi đã ký kết hợp đồng kinh tế với các doanh nghiệp để tạo vùng sản xuất lớn; phát huy thế mạnh của mỗi vùng, miền, từng bước xây dựng thương hiệu nông sản hàng hóa đặc trưng.

c2

Ngư dân phường Quỳnh Phương (thị xã Hoàng Mai ) cập cảng đầy ắp khoang cá lượng sau chuyến đi biển ngắn ngày Ảnh: Việt Hùng

P.V: Từ kết quả phong trào thi đua, đã tác động đến lĩnh vực xây dựng nông thôn mới của tỉnh như thế nào, thưa đồng chí?

Đồng chí Nguyễn Quang Tùng: Đại bộ phận hội viên nông dân đã có những chuyển biến tích cực, ý thức trách nhiệm và mạnh dạn tham gia các phong trào thi đua, hăng say sản xuất phát triển kinh tế và tích cực tham gia chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân. Phong trào đã khuyến khích, động viên các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp đoàn kết giúp nhau làm giàu, phát huy tinh thần tương thân, tương ái đảm nhận giúp đỡ các hộ nghèo thoát nghèo bền vững.

bna trang trai san xuat rau sach cua le canh hieu nam dan 59330766 1672020

Trang trại sản xuất rau sạch của anh Lê Cảnh Hiếu huyện Nam Đàn.

 

Thông qua phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi, các cấp hội đã tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân cả tỉnh tích cực đóng góp vật chất để xây dựng nông thôn mới (NTM). Giai đoạn 2016 – 2020, nguồn vốn huy động xây dựng NTM từ nông dân đóng góp 2.706.696 triệu đồng; trong đó đóng góp bằng tiền mặt là 1.675.015 triệu đồng; huy động được trên 2.134.813 ngày công lao động, hiến đất được trên 1.640.289 m2 đất, đóng góp vật tư, vật liệu… quy đổi thành tiền được trên 66 tỷ đồng.

Các cấp hội nông dân trong tỉnh đã trực tiếp chỉ đạo và xây dựng được 426 hàng cây nông dân ơn Bác, với chiều dài 161.078 m; xây dựng 21 vườn cây ơn Bác với diện tích 26.060 m2, tổng số cây đã trồng 29.069 cây với tổng kinh phí 4.463.252 ngàn đồng; xây dựng 166 vườn chuẩn nông thôn mới, và 520 vườn mẫu nông dân theo hướng vườn chuẩn nông thôn mới.
Nhiều hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi đã hiến đất và tích cực góp vốn đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi như trường học, trạm xá, trạm điện, cầu cống, đường giao thông nông thôn… Ngoài ra, phong trào đã động viên, khuyến khích các hộ nông dân giỏi giúp cho hàng trăm hộ nghèo cải thiện điều kiện nhà ở như xây nhà tình thương, tình nghĩa, từ đó có thêm động lực để phát triển sản xuất.

nguyen quang tung chu tich hoi nd tinh cung lanh dao trung uong hoi ndvn tham lang nghe che bien nuoc mam hai giang phuong nghi hai thi xa cua loanh hoang minh

Đồng chí Nguyễn Quang Tùng - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cùng lãnh đạo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thăm làng nghề chế biến nước mắm Hải Giang, phường Nghi Hải (TX. Cửa Lò). Ảnh: HoÀNG MINH

b1


P.V: Theo đồng chí, để nâng cao chất lượng và hiệu quả phong trào, giai đoạn 2020 – 2025 cần chú trọng những giải pháp nào?

Đồng chí Nguyễn Quang Tùng: Giai đoạn tới, Hội Nông tỉnh không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; đưa phong trào ngày một phát triển cả về quy mô và chất lượng, tạo động lực cổ vũ thúc đẩy ý chí quyết tâm của nông dân đoàn kết vươn lên cùng nhau làm giàu, chung tay với cộng đồng chia sẻ, giúp đỡ các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn… Gắn thực hiện phong trào với phong trào xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở địa phương; thông qua phong trào để thể hiện vai trò trách nhiệm của tổ chức Hội trong tham gia phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương, từng bước củng cố và xây dựng tổ chức Hội Nông dân ngày càng vững mạnh.

Giai đoạn 2020 – 2025, phấn đấu hàng năm có từ 60% số hộ nông dân trở lên đăng ký phấn đấu và có 50% số hộ đăng ký đạt tiêu chuẩn đạt danh hiệu Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp; trong đó tỷ lệ bình quân hộ sản xuất, kinh doanh giỏi cấp Trung ương đạt 5%, cấp tỉnh 10%, cấp huyện 25%, cấp cơ sở 60%.


 

a3

Hàng năm hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp trong tỉnh đã hướng dẫn và phổ biến kiến thức, kinh nghiệm, vốn, vật tư kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh.
 

b2


 

 

Một số giải pháp trọng tâm là: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững. Tuyên truyền, vận động nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và đảm bảo an toàn thực phẩm.

Tăng cường,  hoạt động tư vấn, dịch vụ hỗ trợ nông dân; chú trọng công tác dạy nghề, tập huấn chuyển giao kiến thức KHKT cho nông dân, phối hợp hỗ trợ cho nông dân vay vốn, vật tư phân bón; quan tâm hoạt động giới thiệu quảng bá sản phẩm cho nông dân; xây dựng, giới thiệu mô hình kinh tế mới, hiệu quả cao để nông dân học tập.

Phát động phong trào đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững giữa các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi. Đề xuất với cấp ủy và chính quyền ban hành các chủ trương, chính sách thiết thực và phù hợp với thực tiễn nhằm hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh.


 

Xuân Hoàng

Nguồn:https://e.baonghean.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập135
  • Hôm nay22,162
  • Tháng hiện tại483,112
  • Tổng lượt truy cập15,623,994
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây