NÔNG NGHIỆP THỊNH VƯỢNG
NÔNG DÂN GIÀU CÓ
NÔNG THÔN VĂN MINH HIỆN ĐẠI
Hội Nông dân tỉnh Nghệ An
Cổng thông tin điện tử
Hội Nông dân tỉnh Nghệ An
Nông dân Nghĩa Đàn tập trung chăm sóc cây trồng vụ Xuân sau tết Nguyên đán
Thứ ba - 08/02/2022 20:371.7350
(Hội NDNA) - trường thuận lợi cho các loại sâu, bệnh xuất hiện, gây hại trên cây trồng. Những ngày qua bà con nông dân ở các địa phương đang chú trọng đến công tác phòng, trừ sâu bệnh để không làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng vụ Xuân 2022.
Vụ Đông Xuân năm nay huyện Nghĩa Đàn cơ cấu trên 2.300 ha cây trồng các loại, trong đó gần 1.700 ha ngô, còn lại là các diện tích rau màu khác. Với quyết tâm đạt mục tiêu cả về diện tích, sản lượng, giá trị kinh tế, huyện đã chú trọng thực hiện các giải pháp thu hút doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm; giảm dần các cây trồng truyền thống, thay thế các loại cây có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao...
Từ nhiều năm nay, cây ngô đang được coi là cây trồng chủ lực trong sản xuất nông nghiệp của xã Nghĩa Thịnh. Ngô ở đây không chỉ làm thức ăn phục vụ chăn nuôi mà người dân nơi đây trồng ngô theo hướng hàng hóa nhập cho Công ty sữa TH làm thức ăn cho bò. Có mặt trên cánh đồng ngô chúng tôi gặp nhiều nông dân đang làm cỏ, vun gốc, chăm sóc ngô. Trò chuyện với Gia đình ông Ngô Văn Minh ở xóm Quyết Thắng chúng tôi được biết, vụ Đông năm nay gia đình có 2 sào đất bãi trồng ngô nguyên liệu, năm nay gia đình trồng vụ Đông sớm hơn mọi năm gần nửa tháng, dự tính để tăng vụ. Mấy hôm nay thời tiết nắng ấm, vợ chồng ông Minh tranh thủ ra đồng từ sáng sớm làm cỏ bón thúc cho cây ngô. Ông Ngô Văn Minh, xóm Quyết Thắng, xã Nghĩa Thịnh cho biết: “Ở đây vụ đông là vụ chính trong năm, hết tháng 9 âm là người dân ở đây ra gieo trồng. Ngô được bán cho Công ty sữa TH, họ đến thu mua tại nơi, người dân không mất thời gian thu hoạch, mà giá thu mua lại ổn định, tính ra so với các loại cây trồng khác trồng ngô khỏe rất nhiều.”
Theo kế hoạch vụ đông xuân năm 2022, xã Nghĩa Thịnh gieo trồng 100ha ngô và hoa màu các loại, nhưng thời điểm này chỉ trồng được 70 ha ngô đất bãi; còn 30 ha rau màu các loại đất ruộng do mưa nhiều ngập úng không thể gieo trồng được. Hiện nay, UBND xã chỉ đạo cán bộ chuyên môn xuống đồng để hướng dẫn bà con bón phân, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật và chủ động bám ruộng kịp thời phát hiện sâu bệnh. Ông Nguyễn Văn Trung, Phó chủ tịch UBND xã Nghĩa Thịnh cho biết thêm: “Theo kế hoạch vụ đông xuân 2022 Nghĩa Thịnh trồng 100 ha hoa màu các loại, thời điểm này trồng được 70 ha ngô sinh khối trên đất bãi, cây ngô sinh trưởng, phát triển tốt. Ở đây, vụ đông là vụ sản xuất có thời gian ngắn, ngô sinh khối là một trong những cây trồng phù hợp, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.”
Vụ Đông Xuân năm nay, xã Nghĩa Yên đã chuyển đổi hơn 30 ha đất trồng mía kém hiệu quả sang trồng bí xanh. Đã nhiều năm có kinh nghiệm trồng bí, năm nào vụ Đông xuân gia đình anh Lê Khắc Từ ở làng Nhâm xã Nghĩa Yên cũng xuống giống sớm hơn nửa tháng. Theo anh Từ cho biết: Vụ Đông xuân là vụ chính trồng bí, nếu trồng đúng lịch thì nhà nào cũng trồng được, giá bán không cao. Vì vậy, năm nào gia đình cũng làm sớm hơn, để bán trước tết tăng thêm thu nhập. Năm nay, thời tiết thuận lợi, nên cây bí sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh, năng suất cao. Anh Lê Khắc Từ - Làng Chong, xã Nghĩa Yên cho biết “Trồng bí xanh không khó, tuy nhiên mất khá nhiều thời gian chăm sóc như tưới nước, dựng giàn, tỉa nhánh, chăm bón. Bù lại, trồng cây này đem lại thu nhập kinh tế khá lớn, cao gấp 4 - 5 lần so với trồng mía. Theo tính toán của anh, với mỗi hecta bí xanh sớm, người dân đầu tư chi phí từ 70 - 80 triệu đồng, nhưng có thể thu về khoảng 150 - 200 triệu đồng/ha.”
Không chỉ đối với Nghĩa Yên, Nghĩa Thịnh trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, một số địa phương có lợi thế trồng cây vụ Đông đang phát huy hiệu quả như Nghĩa Hội, Nghĩa Lộc, Nghĩa Đức...trong đó các loại cây trồng, rau màu chủ yếu như súp lơ, cải, cà rốt và ngô để phục vụ sản xuất gia đình cũng như cung cấp thức ăn cho trang trại chăn nuôi bò TH.
Để đạt hiệu quả sản xuất vụ Đông Xuân, phòng NN&PTNT huyện Nghĩa Đàn đã chỉ đạo các xã tập trung sản xuất rau vụ Đông, mở các lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây, đặc biệt hướng sản xuất theo an toàn vệ sinh thực phẩm. Các HTX, các tổ liên kết, trạm dịch vụ nông nghiệp huyện hướng dẫn giúp bà con nông dân đảm bảo kỹ thuật nâng cao năng suất cây trồng đồng thời chuẩn bị các điều kiện về giống kỹ thuật tiếp tục triển khai sản xuất vụ Xuân 2022. Ông Nguyễn Văn Nam, Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Nghĩa Đàn cho biết: “Hiện nay, để chủ động chăm sóc, bảo vệ diện tích cây trồng vụ đông, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương đang bám sát, theo dõi, đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển của các loại cây trồng, từ đó đưa ra được dự báo, khuyến cáo về tình hình sâu bệnh và các biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp cho bà con nông dân. Trên cơ sở khuyến cáo của đơn vị chuyên môn, sự chỉ đạo của chính quyền, bà con nông dân trên địa bàn huyện cũng đang chủ động thực hiện đúng, đủ, hiệu quả các biện pháp chăm sóc, bảo vệ cây trồng. Đồng thời gieo trồng các loại cây màu ưa lạnh còn thời vụ đảm bảo thắng lợi toàn diện cả về diện tích, năng suất và hiệu quả kinh tế.”
Mặc dù trong điều kiện phòng chống dịch, huyện Nghĩa Đàn vẫn tập trung chỉ đạo sản xuất vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch "thích ứng". Huyện chỉ đạo các địa phương tiếp tục tập trung sản xuất vụ Đông, nắm bắt điều kiện thời tiết, thời gian, giống, kỹ thuật để chuẩn bị bước vào vụ Xuân 2022 hiệu quả./.