Nông dân Nghệ An 'cấm' thanh long ra quả để 'né' mùa dịch Covid-19.

Thứ hai - 30/03/2020 03:15
Nhiều nông dân ở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) tìm cách ngừng cho thanh long ra quả, nhằm hạn chế thiệt hại do ảnh hưởng dịch Covid-19.

Thời điểm này năm ngoái, gia đình bà Lê Thị Lạc ở xã Quỳnh Thuận (Quỳnh Lưu) huy động nhân công ra vườn chăm bón, kích thích cho hơn 1.200 gốc thanh long để vào khoảng tháng 5 là sẽ cho thu hoạch quả.

Nhưng năm nay, do ảnh hưởng dịch Covid- 19 khiến thanh long ở các tỉnh miền Nam khó xuất khẩu sang Trung Quốc nên khắp thị trường đang tràn ngập thanh long. Nhận thấy việc kích thích cho cây ra quả trong thời điểm này sẽ gây bất lợi, ảnh hưởng đến kinh tế nên gia đình bà Lạc ngừng việc cho cây nhanh ra hoa, đậu quả.  

1
Vườn thanh long hơn 1.200 gốc của gia đình bà Lê Thị Lạc ở xã Quỳnh Thuận (Quỳnh Lưu) đang ngừng cho quả để đối phó với dịch Covid-19. Ảnh: Việt Hùng.
 

Theo bà Lạc, ngoài việc sử dụng thuốc sinh học kích ra quả thì gia đình bà đầu tư hàng trăm triệu đồng lắp đặt trạm biến áp, mua bóng đèn giăng khắp vườn để kích quả. Tuy nhiên, nay do chưa cần thiết nên gia đình bà ngừng các công đoạn này nhằm đối phó với dịch Covid- 19, bảo toàn vốn đầu tư.

Ông Đàm Duy Từ ở xã Quỳnh Tam (Quỳnh Lưu) cũng chưa "kích" ra quả thanh long do thị trường đang khó tiêu thụ. Hơn 1.000 gốc thanh long trong vườn, những ngày này gia đình ông tăng cường phun tưới nhỏ giọt để tạo ẩm cho đất, tránh cây ra hoa kết trái.

Ông Từ cho biết, thanh long là cây nhiệt đới, thích hợp khí hậu nắng nóng, chịu hạn giỏi, không chịu được úng. Nếu chăm bón tốt thì rất dễ bung hoa và cho năng suất cao. Để cây ra quả chậm, gia đình tăng công suất tưới lên 3 – 4 lần/ngày để cho cây giảm nhiệt. Ngoài ra, gia đình cũng điều chỉnh lượng phân bón phù hợp, không bón nhiều phân mà chỉ bổ sung phân hữu cơ vi sinh thay vì phân chuồng để cây duy trì sinh trưởng.
 

2
Ngoài không kích thích ra quả, ông Đàm Duy Từ ở xã Quỳnh Tam lại dùng phun tưới nhỏ giọt thường xuyên cho cây để cây hạn chế bung hoa. Ảnh: Việt Hùng.
 

“Vụ thanh long này, gia đình đầu tư 500 triệu đồng lắp đặt hệ thống tưới phun nhỏ giọt. Mặc dù chi phí đầu tư theo phương pháp tưới nhỏ giọt Israel ban đầu khá cao, song chi phí đầu vào giảm được 3 lần so với tưới tràn trong điều kiện thời tiết nắng hạn. Hiện gia đình chỉ tưới nước, đồng thời tỉa bớt cành già, cành bệnh, vệ sinh vườn sạch sẽ, chăm sóc lứa chồi hiện có chờ dịp thuận lợi sản xuất trở lại”- ông Đào Duy Từ  cho hay.

Quỳnh Lưu hiện có khoảng gần 10 ha diện tích trồng thanh long tập trung ở các xã Quỳnh Tam, Quỳnh Đôi, Quỳnh Thuận... với khoảng trên 3.000 gốc. Ngoài vụ ra trái tự nhiên vào khoảng tháng 5-8 dương lịch, các hộ còn xử lý cho thanh long ra trái nghịch vụ bằng kỹ thuật chong đèn ban đêm - một năm ba lứa (một lứa ba tháng). Tuy nhiên, do tình hình dịch Covid – 19 đang phức tạp nên người dân đang "hãm" thanh long để chờ đợi....

Việt Hùng

Nguồn tin: baonghean.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập135
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm132
  • Hôm nay12,412
  • Tháng hiện tại329,445
  • Tổng lượt truy cập14,983,339
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây