Nông dân Quỳ Hợp lan toả mô hình hay, hiệu quả lớn

Thứ tư - 03/02/2021 22:03
(Hội NDNA) - Nhằm góp phần nâng cao thu nhập, phù hợp với phát triển kinh tế hộ gia đình và có các sản phẩm thường xuyên bán ra thị trường, những người nông dân trên địa bàn huyện Quỳ Hợp tùy thuộc vào điều kiện của gia đình đã đa dạng hóa chăn nuôi bằng các loại giống đặc sản tại địa phương như lợn rừng, lươn không bùn, gà thả vườn, bò cỏ mở ra triển vọng mới.
Gia đình chị Ngân Thị Cường là hộ đồng bào dân tộc Thái ở xóm Đồng Chiềng, xã Đồng Hợp ngoài chăn nuôi lợn thịt truyền thống, thì đầu năm 2019 đến nay, gia đình chị đã mạnh dạn tìm hiểu nhu cầu của thị trường để đầu tư nuôi thêm lợn rừng. Lợn rừng là giống dễ nuôi, ăn tạp và tận dụng được các phụ phẩm từ nông nghiệp nên đỡ tốn kém mà bán được giá cao. Lợn thịt thường bán vào dịp tết nguyên đán nên giá trị cao gấp 2 lần lợn thường, góp phần tăng thu nhập cho gia đình mình.
 
Thức ăn ngoài ngô cám còn tận dụng từ phụ phẩm nông nghiệp như vỏ các loại rau củ quả, cỏ voi xay ra nên ít tốn kém, hiệu quả mang lại cao. Từ khi nuôi lợn rừng đến nay gia đình chị đã xuất bán được 3 lứa lợn thịt ra thị trường với tổng số hơn 30 con, mang về nguồn thu nhập gần 140 triệu đồng. Hiện tại gia đình chị còn hơn 10 con gối vụ bán vào dịp tết nguyên đán năm nay.
 
13 000 con ln khng bn c a gia nh ng tr ng 1
Bể lươn của gia đình ông Hà Văn Trường xóm Đồng Cạn, xã Đồng Hợp
Còn đối với gia đình ông Hà Văn Trường ở xóm Đồng Cạn, xã Đồng Hợp ngoài chăn nuôi lợn gà theo cách truyền thống gia đình ông đã đầu tư 50 triệu đồng để xây 8 bể xi măng và nuôi 13.000 con lươn không bùn. Đây là mô mình mới sáng tạo đầu tiên của người dân miền núi Quỳ Hợp trong việc nuôi lươn này. Hiện tại lươn đang phát triển tốt và hứa hẹn đem về thu nhập cao cho gia đình ông Trường. Theo giá thị trường lươn thịt từ 8 đến 10 con/kg giá từ 180.000 đồng đến 220.000 đồng/kg, loại nhỏ hơn từ 150 đến 180.000 đồng/kg.

Với sự năng động của gia đình, ông Cao Hồng Tuấn ở xóm Liên Xuân, xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp từ nuôi gà nhỏ lẻ đã đầu tư chuồng trại để nuôi gà hàng hóa. Với diện tích hơn 1.000m2 mỗi năm ông nuôi từ 2 đến 3 lứa gà gối vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, dịp tết nguyên đán Tân Sửu này gia đình anh có hơn 3.000 con phục vụ thị trường tết.

Đàn gà tết hơn 3.000 con của gia đình ông Cao Hồng Tuấn là giống gà Minh Dư, Bình Định mà thường ngày ta gọi là gà lai chọi. Ông cho biết mỗi con giống lứa bán dịp tết lên đến 27.000 đồng, còn bình thường con giống giá 17.000 đồng. Mặc dù giá con giống hơi cao nhưng đây là loại gà được tiêm phòng đầy đủ, có sức đề kháng bệnh cao, thịt dai thơm ngon được các nhà hàng ưa chuộng nên ông Tuấn chú trọng đầu tư nuôi giống gà này để dễ dàng hơn trong khâu tiêu thụ.
 
ng nguy n h ng tu n cho bi t an ga lai ch i c a gia nh hi n c hn 3 000 con ph c v th tr ng r i v c bi t la d p t t nguyon ssn npm nay
Đàn gà tết hơn 3.000 con của gia đình ông Cao Hồng Tuấn xóm Liên Xuân, xã Nghĩa Xuân.
Mỗi gia đình người dân ở Quỳ Hợp đã tùy vào điều kiện thực tế để có hướng phát triển kinh tế cho phù hợp. Bà Nguyễn Thị Hà cũng ở xóm Quang Hưng xã Châu Quang  phát huy lợi thế về đồng cỏ để chăn nuôi bò đàn hàng hóa cũng rất hiệu quả. Hiện tại đàn bò cỏ của gia đình bà có hơn 40 con, ngoài bán đi và nuôi con cái ăn học cũng như cho con cái làm vốn thì gia đình bà vẫn coi chăn nuôi bò là hướng phát triển kinh tế hiệu quả nhất đối với gia đình.

Cùng với sự năng động và nguồn vốn của các hộ gia đình, Hội Nông dân ở Quỳ Hợp đã đứng ra tín chấp với các ngân hàng tổng dư nợ đến nay là hơn 137 tỷ đồng cho 3.497 hộ vay vốn. Từ đó đã xuất hiện nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao có mức thu nhập từ vài trăm đến hơn 1 tỷ đồng, tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động địa phương.

Hiện tại huyện Quỳ Hợp có 7.464 hộ đạt hộ đạt sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, trong đó cấp Trung ương 12 hộ, cấp tỉnh 60 hộ, cấp huyện 150 hộ, cấp cơ sở 7.242 hộ. Riêng năm 2020 Hội Nông dân huyện Quỳ Hợp đã giúp đỡ được 21 hộ nông dân thoát nghèo bền vững.

Trao đổi với chúng tôi bà Bùi Thị Huyền, Phó chủ tịch Hội Nông dân huyện Quỳ Hợp cho biết: "Với sự chuyển giao KHKT về sản xuất, chăn nuôi, nhiều hộ nông dân ở Quỳ Hợp đã mạnh dạn tìm hiểu nhu cầu của thị trường, không đầu tư tràn lan để chăn nuôi các loại cây, con phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình mình. Từ đó lan tỏa nhiều mô hình chăn nuôi hay và rất hiệu quả, góp phần chung vào xóa đói giảm nghèo ở Quỳ Hợp, giảm tỷ lệ hộ đói nghèo hàng năm xuống từ 1 đến 3%, tùy thuộc vào từng xã, thị trấn".

Với những mô hình hay phù hợp với các hộ gia đình nông thôn ở miền núi như Quỳ Hợp đã và đang được lan tỏa nhân rộng trên địa bàn vì vốn ít, dễ làm, dễ tiêu thụ sản phẩm. Từ đó tạo công ăn việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương và mở ra triển vọng mới trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở các xã miền núi Quỳ Hợp.
 

Thu Hường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập336
  • Hôm nay6,121
  • Tháng hiện tại203,763
  • Tổng lượt truy cập14,857,657
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây