Sản xuất hiệu quả vụ Đông

Thứ ba - 21/11/2023 21:50
(Hội NDNA) - Vụ Đông ở Nghệ An không phải là vụ sản xuất chính nhưng lại là vụ sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm có tính chất hàng hóa và đa dạng nhất. Chính vì lẽ đó, sản xuất vụ đông trên nhiều cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế lớn, tăng thu nhập cho người nông dân và góp phần vào tăng trưởng chung hàng năm của ngành nông nghiệp.
Tuy nhiên sản xuất vụ đông cũng đối mặt với nhiều rủi ro do yếu tố tự nhiên. Đánh giá nhận định đúng các khó khăn để khắc phục các bất lợi để tăng cường sản xuất vụ Đông an toàn, hiệu quả là việc rất cần được quan tâm để tổ chức thực hiện.
lac la cay trong vu dong co gia tri cao
Lạc là cây trồng vụ Đông có giá trị cao

Như vậy, với mục tiêu vụ Đông năm 2023 được xây dựng là toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng 35.185 ha cây trồng vụ Đông các loại (Ngô, lạc, rau đậu các loại, khoai lang, khoai tây). Trong đó, diện tích trên đất bãi ven sông khoảng 7.765 ha, diện tích đất màu ven biển khoảng 4.518 ha, diện tích trên đất lúa 2.850 ha và diện tích trên đất màu đồng khoảng 20.052 ha. Trên mục tiêu sản xuất phải an toàn, có hiệu quả thay cho phương châm sản xuất lấy được cần chú trọng thực hiện tốt một số nội dung giải pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục thực hiện đầy đủ các chính sách của Chính phủ và UBND tỉnh cho người dân gồm Chính sách hỗ trợ giống, tưới, máy nông nghiệp, hỗ trợ tập trung ruộng đất, hỗ trợ tiêu thụ nông sản theo chuỗi, sản xuất nông sản ứng dụng CNC trong nhà lưới nhà màng, chứng nhận sản phẩm nông nghiệp an toàn theo các tiêu chuẩn, xây dựng wensite, hỗ trợ tiêu thụ,...trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo Nghị quyết số 18/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021. Trong đó, có một số chính sánh có thể thực hiện trong vụ Đông như: Hỗ trợ 80% kinh phí chứng nhận đối với các mô hình sản phẩm nông sản đạt các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ lần đầu nhưng không quá 100 triệu/mô hình; Hỗ trợ tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị bằng 5% giá trị sản phẩm, hàng hóa được đưa vào bán trong siêu thị hoặc hệ thống phân phối nhưng không quá 100 triệu đồng/HTX, hộ gia đình, cá nhân/năm; Hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng website thương mại điện tử nhưng không quá 30 triệu đồng/website/doanh nghiệp, HTX, làng nghề, cá nhân, hộ gia đình; Hỗ trợ 100% chi phí xây dựng gian hàng online trên sàn giao dịch điện tử, nhưng không quá 50 triệu đồng/gian hàng/doanh nghiệp, HTX, làng nghề, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình.

Chính sách hỗ trợ nông dân có cây trồng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh để khôi phục sản xuất theo Quyết định số 48/2017/QĐ-UBND ngày 05/6/2017. Chính sách hỗ trợ đầu tư máy móc trang thiết bị, xây dựng nhà xưởng, bến bãi, kho tàng phục vụ sản xuất, sở chế bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ 50% chi phí giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm thông qua các dịch vụ tập trung của HTX,…theo Nghị Quyết số 13/2018/NQ-HĐND ngày 12/12/2018 của HĐND tỉnh Nghệ An.

Ngoài chính sách của tỉnh đề nghị UBND các huyện, thành, thị cần chủ động trích ngân sách địa phương, khai thác tối đa mọi nguồn lực để thực hiện các chính sách của địa phương, hỗ trợ nông dân đầu tư phát triển sản xuất, đặc biệt là mở rộng mô hình liên kết có hiệu quả tại địa phương.

Thứ hai, theo ý kiến phản ánh của nhiều địa phương thì chính sách nông nghiệp hiện được quan tâm nhiều nội dung nhưng còn manh mún nên chưa đủ tạo động lực thực sự thúc đẩy sản xuất phát triển. Chính sách hỗ trợ ngô, rau màu vụ Đông 2022 và những năm trước đó thường quyết định muộn, khó thực hiện, địa phương và nông dân bị động. Thủ tục thực hiện một số chính sách khó thực hiện (yêu cầu hóa đơn đỏ với nông dân,...) cản trở việc áp dụng cũng như kết quả áp dụng. Như vậy, trong thời gian tới cần rà soát lại hệ thống chính sách hiện hành để tham mưu, trình, ban hành chính sách cần ưu tiên giảm bớt hạng mục, tập trung hơn để chính sách đủ mạnh. Bên cạnh đó, chính sách cần đơn giản trong quá trình tổ chức thực hiện để bà con nông dân áp dụng.

Thứ ba,  theo nhận định của khí tượng thủy văn, vụ Đông năm 2023 nhiều khả năng xảy ra mưa lớn,  khả năng 1-2 con bão sẽ đổ bộ trực tiếp. Như vậy, trên các chân đất màu, bãi cao (không ngập) trong điều kiện cụ thể có thể sau thu hoạch cây trồng Hè thu để tổ chức sản xuất càng sớm càng tốt. Trong từng thời điểm, tùy vào điều kiện cụ thể cần có giải pháp kỷ thuật kịp thời khuyến cáo để bà con cần lựa chọn loại phân bón phù hợp, thời điểm bón, cách bón để tránh mất phân lãng phí do rửa trôi bề mặt, trực di tránh lãng phí.

Thứ tư, trong vụ Đông, tất yếu là mưa lớn, mưa nhiều, đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, nhiều công trình hạng mục chưa thực hiện đồng bộ nên càng tăng quy mô, tần suất ngập úng cho cây trồng vụ đông ở nhiều nơi, nhiều vùng. Như vậy, các địa phương cần có đánh giá sát thực tế, kết hợp nhận định của khí tượng thủy văn để chỉ đạo rà soát quy hoạch, khuyến cáo bà con tổ chức sản xuất trên diện tích an toàn là vấn đề cần được quan tâm tổ chức để thực hiện.

Thứ năm, do vụ Hè thu thiếu nước, phân trà trên sản xuất lúa Hè thu ngay trên một cánh đồng có diện tích cách nhau 20-25 ngày về thời điểm thu hoạch nên khó khăn lớn cho sản xuất vụ đông trên đất 2 lúa. Như vậy, quy hoạch vùng vàn, vàn cao có khả năng thoát nước tốt trong mùa mưa, lũ để khuyến cáo bà con tổ chức sản xuất. Do tính thời vụ nhiều cây trồng vụ Đông cấp tập, thời gian ở ngoài đồng ruộng càng lâu càng giảm tính an toàn. Do đó, một số cây trồng, loại giống phù hợp cần áp dụng ngâm, ủ, cây con tùy loại trong nhà thay cho ngoài đồng để giảm thiểu rủi ro.

Thứ sáu, các địa phương, cán bộ kỷ thuật cần bám sát diễn biến khí tượng thủy văn, có nhận định sát, đúng diễn biến để đề xuất các giải pháp phù hợp trong từng thời điểm tuyên truyền khuyến cáo bà con áp dụng khắc phục các bất lợi do thời tiết gây ra. Bên cạnh vụ đông sớm, vụ đông chính vụ, bà con cần quan tâm lựa chọn các giống ngô sinh khối có thời gian sinh trưởng nhắn để bố trí ứng dụng vào sản xuất. Đặc biệt chú trọng theo dõi để kịp thời bố trí sản xuất ngay sau khi được nhận định, khuyến cáo kết thúc mưa, lũ để ưu tiên sản xuất vụ Đông muộn an toàn, có hiệu quả cao nhất nhưng không nhr hưởng tới cơ cấu cây trồng vụ sau và các công thức luân canh trong năm.

Thứ bảy, ứng dụng khoa học kỷ thuật vào sản xuất mặc giù luôn được chính quyền các cấp, các ngành quan tâm hỗ trợ thông qua các mô hình chuyển giao ứng dụng nhưng thể hiện thiếu đồng bộ, thực tế kết quả chỉ ra rất ít mô hình được địa phương, bà con áp dụng nhân rộng trong sản xuất. Như vậy, đây là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, liên tục nên cần rà soát đánh giá có giải pháp để ứng dụng, chuyển giao phù hợp khả năng đầu tư, trình độ, tập quán, nhận thức của bà con để lan tỏa ứng dụng, áp dụng. Do áp lực thời vụ, các cây trồng có thể áp dụng phương pháp làm đất tối thiểu rất cần được quan tâm mở rộng để áp dụng, ứng dụng trong sản xuất.

Thứ tám, hiện nay, xu hướng dịch chuyển lao động trong nông thôn diễn ra mạnh mẽ. Lao động trong nông nghiệp nhiều nơi, nhiều vùng đã thiếu và xu thế ngày càng thiếu. Đặc biệt, do áp lực thời vụ theo các cơ cấu sản xuất, né tránh thiên tai nên việc thiếu lao động đã thiếu lại càng thiếu đã, đang và sẽ xảy ra. Hiện nay, sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa, ruộng đã to hơn, rộng hơn nhưng chưa đáp ứng sản xuất lớn?. Như vậy, tiếp tục nghiên cứu phá bỏ bờ vùng, bờ thửa tạo điều kiện để sản xuất lớn ứng dụng cần xem là yếu tố trọng tâm cần được nghiên cứu áp dụng vào sản xuất. Trước mắt, trong ngắn hạn cần có giải pháp để áp dụng, ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa tốt hơn các khẩu từ làm đất, bón phân, gieo trỉa, chăm sóc, thu hoạch phải áp dụng để giải quyết khâu thiếu lao động, yêu cầu thời vụ gắt gao đồng thời giảm chí phí tăng hiệu quả trong sản xuất cao hơn.

Thứ chín, mô hình liên kết hiện nay được xác định là trọng tâm để sản xuất an toàn, bền vững và đảm bảo hiệu quả ổn định nhất. Như vậy, liên kết trong sản xuất cần được các địa phương khâu nối, quan tâm, tạo mọi điều kiện thuân lợi có thể để các công ty, danh nghiệp ký kết đại diện cho người sản xuất để cùng đầu tư để khai thác hợp lý, có hiệu quả diện tích đất nông nghiệp nói chung cây vụ Đông nói riêng.

Hiện nay, rất nhiều tiến bộ khoa học kỷ thuật về giống đã được áp dụng, trong dó rất nhiều giống có thời gian sinh trưởng ngắn ngày, có giá trị kinh tế lớn, nhiều loại có thể liên kết, gắn sản xuất với tiêu thụ, sản xuất với chế biến vì vậy xem xét định hướng dịch chuyển để ổn định sản xuất vụ Đông chính vụ an toàn và coi trọng vụ Đông muộn để sản xuất an toàn, hiệu quả hơn là trọng tâm, thên chốt. Như vậy quan tâm đúng, đủ, hợp lý, kịp thời là yếu tố quan trọng góp phần giúp bà con nông dân đảm bảo có một vụ Đông - vụ sản xuất Hàng hóa, an toàn, bền vững và có hiệu quả kinh tế cao năm 2023 và trong những năm tới

Nông Thị Khuyên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập114
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm111
  • Hôm nay49,439
  • Tháng hiện tại398,811
  • Tổng lượt truy cập11,962,456
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây