Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, kết quả và đề xuất giải pháp

Chủ nhật - 17/03/2024 22:48
(Hội NDNA) - Nhằm nâng cao giá trị sản xuất trên đất trồng lúa, trên cơ sở bảo đảm an ninh lương thực cho đất nước và xuất khẩu. Chính Phủ đã có chủ trương chuyển một phần diện tích đất trồng lúa kém hiểu quả sang trồng các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Bài viết này đề cập đến kết quả thực hiện chuyển đổi cây trồng trên đất lúa ở Nghệ An thời gian qua, khó khăn tồn tại và đề xuất giải pháp thực hiện trong thời gian tới.
          1, Quy định về chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa.

* Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 ngày 19/11/2018: Khoản 1 điều 56 quy định:

a) Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương, nhu cầu thị trường, điều kiện nguồn nước và khí hậu;

b) Hình thành vùng sản xuất tập trung theo từng cây trồng gắn với dồn điền, đổi thửa, liên kết sản xuất theo chuỗi;

c) Bảo đảm khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có; phù hợp với quy hoạch và định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương;

d) Không làm mất đi điều kiện cần thiết để trồng lúa trở lại.

* Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ - Quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về Giống cây trồng và Canh tác. Khoản 1 điều 13 quy định:

a) Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng của cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Không làm mất đi các điều kiện để trồng lúa trở lại; không làm biến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa.

c) Trường hợp chuyển trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, được sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng nuôi trồng thủy sản với độ sâu không quá 120 cen-ti-mét so với mặt ruộng.”.

* Nghị định 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 của Chính phủ - Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 35/2015/NĐ-Cp ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. Khoản 1, điều 1 quy định như sau:

a) Không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại; không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa;

b) Phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa của cấp xã (sau đây gọi là kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa), đảm bảo công khai, minh bạch;

c) Chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm phải theo vùng, để hình thành các vùng sản xuất tập trung và khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có; phù hợp với định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương;

d) Trường hợp trồng lúa đồng thời kết hợp nuôi trồng thủy sản, cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản, độ sâu của mặt bằng hạ thấp không quá 120 cm, khi cần thiết phải phục hồi lại được mặt bằng để trồng lúa trở lại.”

* Hàng năm Bộ NN&PTNT có Quyết định V/V ban hành kế hoạch chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa trên phạm vi toàn quốc. Trên cơ sở kế hoạch của Bộ, UBND tỉnh ban hành kế hoạch chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa trên phạm vi địa bàn tỉnh.

2, Kết quả chuyển đổi thời gian gần đây:

- Năm 2020: Tổng diện tích: 208,8 ha.Trong đó: (chuyển đất 2 vụ lúa: 189,8 ha; trên đất 1 vụ lúa: 19 ha). Loại cây chuyển đổi: Cây hàng năm: Ngô, rau các loại, sen, lạc, dưa,...

 - Năm 2021: Tổng diện tích: 611,78 ha. Trong đó: (chuyển đất 2 vụ lúa: 252,57 ha; trên đất 1 vụ lúa: 359,21 ha). Loại cây chuyển đổi: Ngô, rau các loại, mía, Nghệ, sen, ...; Cây lâu năm: Chè, cam.

- Năm 2022: Tổng diện tích: 582,3 ha. Trong đó: (chuyển đất 2 vụ lúa: 137,1 ha; trên đất 1 vụ lúa: 445,2 ha). Loại cây chuyển đổi: Cây hàng năm: Ngô, rau các loại, sen, sắn, dược liệu....; Cây lâu năm: Cây chè, ổi, bưởi, táo; Trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản và 1 vụ lúa 1 vụ thủy sản.
- Kế hoạch năm 2023: Tổng diện tích 717,06 ha. Trong đó: (chuyển đất 2 vụ lúa: 316,82 ha; trên đất 1 vụ lúa: 400,24 ha). Loại cây chuyển đổi: Cây hàng năm: Ngô, rau các loại,... Cây lâu năm: cây ăn quả, chè, ...

* Hiệu quả: Theo báo cáo của các địa phương hiệu quả thu được sau khi chuyển đổi là: Trung bình: Thu lãi từ 20-40 triệu đồng/ha (cây ngô, rau, sắn, lạc, sen, mía,...); Cao: từ 90- 150 triệu đồng/ha (cây bí xanh, dưa chuột, hành tăm, ...)
 

Cánh đồng chuyển đổi đất lúa sang trồng cây rau màu tại Quỳnh Lưu

3. Một số khó khăn, tồn tại:

- Công tác tuyên truyền, chỉ dạo, hướng dẫn, khuyến khích người dân chuyển đổi còn hạn chế, chưa đủ lan tỏa sâu rộng để trở thành phong trào; 

- Việc xây dựng kế hoạch chuyển đổi hàng năm của địa phương còn nhỏ lẻ, chưa quy tụ được vùng tập trung để đầu tư cơ sở hạ tầng cho phù hợp với từng loại cây trồng, nhất là vùng chuyển sang trồng cây rau màu giá trị cao và nuôi trồng thủy sản kết hợp;

- Việc lựa chọn cây trồng chuyển đổi có hiệu quả phù hợp với điều kiện tiểu vùng khí hậu đất đai tại địa phương và liên kết bao tiêu sản phẩm cây trồng chuyển đổi còn khó khăn;

- Nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ công tác chuyển đổi hạn hẹp, thậm chí không có và chưa có chính sách đủ mạnh để hỗ trợ người dân mạnh dạn chuyển đổi sang cây trồng khác;

- Đối với hình thức chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản kết hợp theo quy định chỉ được hạ thấp tối đa 20% diện tích với độ sâu không quá 120cm chưa phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất hiện nay ở Nghệ An.


Cánh đồng chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng màu tại Anh Sơn

4. Đề xuất giải pháp:

- Trên cơ sở các quy định về công tác chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa, các cấp, nhất là cấp cơ sở địa phương tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền sâu rộng đến người dân để dân hiểu và ủng hộ chủ trương, chủ động đề xuất thực hiện chuyển đổi;

- Chính quyền các địa phương phải coi công tác chuyển đổi cây trồng nói chung và trên đất trồng lúa nói riêng là nhiệm vụ chính trị quan trọng để tập trung chỉ đạo nhằm tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp để tăng hiệu quả kinh tế, sản xuất bền vững tại địa phương;

- Các địa phương rà soát cụ thể diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả, thiếu nước tưới,…xây dựng kế hoạch chuyển đổi lâu dài và cụ thể hàng năm để tập trung chỉ đạo, hướng dẫn người dân thực hiện. Đồng thời bố trí nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng cho phù hợp với nhu cầu từng loại cây trồng vùng chuyển đổi;
- Đánh giá hiệu quả cụ thể công tác chuyển đổi các loại cây trồng thời gian qua để có cơ sở khuyến cáo người dân ứng dụng phù hợp và có hiệu quả với thực tế từng địa phương;

- Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các mô hình chuyển đổi để lựa chọn cây trồng khuyến cáo cho người dân thực hiện;

- Kêu gọi, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, liên kết bao tiêu sản phẩm cho người dân, nhất là các sản phẩm vùng chuyển đổi;
- Nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ người dân thực hiện công tác chuyển đổi;

- Hàng năm đánh giá tổng kết và có khen thưởng cho tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác chuyển đổi, chuyển đổi có hiệu quả kinh tế cao để tạo phong trào thi đua,…

Nguyễn Đình Hương

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập241
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm238
  • Hôm nay41,716
  • Tháng hiện tại664,306
  • Tổng lượt truy cập16,538,896
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây