Hội ND tỉnh Nghệ An: Trao sinh kế cho nông dân nghèo

Thứ tư - 05/07/2023 22:54
(Hội NDNA) - Ngày 05/7, Trung tâm Hỗ trợ nông dân và giáo dục nghề nghiệp Hội Nông dân tỉnh Nghệ An phối hợp với hội nông dân huyện Tương Dương tổ chức Lễ bàn giao con giống Mô hình chăn nuôi dê cho các hộ gia đình hội viên trên địa bàn xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương. Tham dự Lễ bàn giao có đồng chí Võ Văn Phong - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, đồng chí Đặng Kim Bằng, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ Nông dân và GDNN tỉnh, đồng chí Thò Bá Tểnh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng ủy, chính quyền địa phương xã Nhôn Mai.
z4489200317900 a0d0714b5997d6c8c131f8b0e455f419
Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh và địa phương tại buổi lễ bàn giao dê giống
Nhôn Mai là một xã biên giới giáp với nước bạn Lào với chiều dài đường biên giới 17,874km. Xã gồm có 12 bản, với 4 dân tộc anh em cùng sinh sống, có 849 hộ dân với 3.974 hộ dân trong đó hộ nghèo chiếm trên 65,2% với đặc thù địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, dân bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đời sống nhân dân còn nhiều vất vả, thiếu thốn.
Theo Mô hình, Trung tâm Hỗ trợ nông dân và giáo dục nghề nghiệp đã hỗ trợ con giống mô hình nuôi dê tại bản Piêng Òi, xã Nhôn Mai với giá trị mô hình là 100 triệu đồng. Hiện nay, đã bàn giao cho 05 hộ mỗi hộ 04 con dê giống. Tổng số dê là 20 con.
 
z4487591259938 db0de667f286398a07ed5459fb94c726
Được hỗ trợ dê giống giúp bà con phát triển chăn nuôi lâu dài, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
Để đảm bảo hiệu quả của Mô hình, bà con còn được hỗ trợ tiêm vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng, đậu dê, viêm ruột hoại tử, hóa chất khử trùng tiêu độc chuồng trại. Bên cạnh việc nhận dê miễn phí, Trong quá trình chăn nuôi các hộ gia đình còn được tập huấn, được cán bộ chuyên môn theo dõi chặt chẽ và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc dê,cách nhận biết một số bệnh thông thường trên đàn dê, liên kết với các cơ sở tiêu thụ dê thịt trên thị trường nhằm gắn kết thành chuỗi giá trị. Tham gia mô hình các hộ nông dân thực hiện ký cam kết bằng việc tu sửa và xây dựng chuồng trại, mặt bằng sản xuất và các điều kiện cần thiết khác đảm bảo cho việc xây dựng mô hình một cách hiệu quả và lâu dài.

Thông qua mô hình nhằm đầu tư, chuyển giao, áp dụng khoa học kỹ thuật vào các mô hình sản xuất, chăn nuôi đối với các loại vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng và tập quán chăn nuôi của địa phương. Từ đó, góp phần giúp người dân chuyển biến nhận thức để phát triển chăn nuôi lâu dài, hiệu quả, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc vùng biên cương của Tổ quốc.
 

Trần Thị Hải

(Hội ND huyệnTương Dương)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập249
  • Hôm nay46,503
  • Tháng hiện tại758,382
  • Tổng lượt truy cập16,632,972
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây