Trồng rau mùa đông cho năng suất

Thứ hai - 27/12/2021 03:11
(Hội NDNA) - Hiện nay do biến đổi khí hậu tạo nên thời tiết nóng nhiều trong năm, việc tạo ra các loại giống cây trồng ưa nóng là xu hướng. Nhưng các giống này là dễ mẫm cảm với thời tiết lạnh vì vậy năng suất cây trồng thường thấp, có khi dẫn đến chết hàng loạt. Vậy để hạn chế điều này, khi sản xuất rau màu trong mùa đông, bà con cần thực hiện một số biện pháp kỹ thuật như sau:

1. Cách chọn và làm đất trồng rau màu vào mùa đông

- Chọn những nơi đất cao ráo, có hệ thống kênh mương đầy đủ và hợp lý để thoát nước tốt, tránh gập úng khi gặp mưa. Trường hợp vùng canh tác rau màu thấp thì tiến hành lên lướng cao.

- Đất trồng không nên làm đất quá nhuyễn vì nếu gặp mưa sẽ làm đất bị đén gây thiếu oxy, cây dễ bị ghẹt rễ phát triển kém gây chết cây.
- Nên sử dụng màng che phủ, làm nhà lưới, làm mái che chắn để tạo điện kiện cho rau màu phát triển tốt và hạn chế tác động xấu từ môi trường.

2. Cách chọn giống rau mùa phù hợp trồng vào mùa đông

- Sử dụng giống có nguồn gốc rõ ràng, giống có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc giống địa phương, giống cây trồng bản địa đã được sản xuất, tiêu dụng, không gây độc cho người. 

- Nên lựa chọn các giống rau có tỷ lệ nảy mầm cao. Vào mùa đông thời tiết lạnh nên chọn trồng các loại rau lá nhỏ, có bộ tán lá gọn như các loại rau của quả có thời gian sinh trưởng ngắn sẽ sớm cho thu hoạch là tốt nhất.

3. Kỹ thuật gieo trồng rau trong mùa đông

- Trước khi gieo cần tiến hành vón thêm vôi với lượng 100 – 150/ 500 m2, để tiêu diệt mầm bệnh trong đất và cung cấp lượng can xi cần thiết cho cây trồng giúp phòng tránh một số bệnh thường gặp trên cây rau màu như thối rễ, thối quả, nứt quả, …

- Sau khi lên luống thì bắt đầu bón vôi rồi tháo nước vào cho ngập hết luống trồng từ 1 – 2 ngày nhằm tiêu độc sau đó rút cạn nước mới tiến hành bón lót và làm đất.

- Bón lót theo tỷ lệ phân NPK 16:16:8 với lượng từ 20 – 30 kg + 1.000 kg phân chuồng cho diện tích 500 m2. Ngoài ra có thể bón thêm phân hữu cơ vi sinh, các chế phẩm sinh học nhằm tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh hại, tăng năng suất và chất lượng rau màu.

- Tùy vào nhu cầu từng giai đoạn của cây mà điều chính lượng phân bón cho phù hợp. tránh lạm dụng phân đạm bón cho rau gây dư lượng đạm trong rau thành phẩm và tạo điều kiện cho sâu bệnh hại phát triển.

4. Kỹ thuật chăm sóc rau màu trong mùa đông

- Cần thường xuyên theo dõi và điều chỉnh mực nước trong mương, rãnh cho hợp lý, sau những trận mưa cần phải phươi thông mương rãnh để thoát nước nhanh, tránh để ngập nước dễ gây thối rễ, chết cây.

- Việc làm cỏ cần tiến hành liên tục để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng của cỏ với rau màu. Đồng thời loại bỏ được nơi trú ẩn của nấm bệnh, côn trung gây hại.
- Loại bỏ các lá già, lá bị sâu bệnh, các cành, nhánh vô hiệu để tọa độ thông thoáng trên mặt liếp, làm giảm độ ẩm, góp phần hạn chế sự phát sinh, lây lan và gây hại của sâu bệnh. Đặc biệt đối với một số loại rau như cà chua, dưa leo, mướp đắng, đậu, cần làm giàn chắc chắn để tránh đổ ngã do ảnh hưởng của thời tiết, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt.

5. Phòng trừ sâu bệnh hại rau màu vụ đông

- Vào vụ đông thời tiết lạnh và độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại côn trùng, nấm bệnh phát triển gây hại trên nhiều loại rau màu. Vì cậy cần thường xuyên kiểm tra để có biện pháp tiêu diệt kịp thời.

- Có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để phun phòng định kỳ cho rau màu, nhưng cần đảm bảo thời gian cách ly trước thu hoạch ít nhất 25 – 30 ngày. Ưu tiên dùng các dòng thuốc có nguồn gốc sinh học để phun trên rau màu.

Tổng hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập42
  • Hôm nay10,487
  • Tháng hiện tại128,484
  • Tổng lượt truy cập14,782,378
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây