* Tại Quỳnh Lưu: Tính đến ngày 26/9, toàn huyện có 589 hộ bị ngập, trong đó có 41 hộ bị cô lập; hơn 62,6 ha lúa mùa, 957 hoa màu bị ngập; 222 ha ao cá, 71 ha nuôi tôm bị ngập; 4.660 con gia cầm bị chết; 21 hồ, đập bị chảy tràn... nhiều làng mạc, khu dân cư bị chia cắt, hàng chục tấn lúa bị ngập nước cũng như nhiều thiết bị máy móc ngập, cháy, tường bảo vệ cơ quan bị đổ sập. Hiện nay nhiều địa phương đang chịu cảnh ngập sâu do mưa lớn như xã Quỳnh Mỹ, Quỳnh Hoa, Quỳnh Hậu và khu vực Đồng Lớ thuộc địa bàn thị trấn Cầu Giát. Lực lượng chức năng vẫn đang tiếp tục phối hợp chính quyền địa phương để giúp người dân khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra.
* Tại Quỳ Hợp: Mưa to, nước đầu nguồn đổ về nhiều làm 70 cầu tràn bị ngập từ 0,2 đến 0,8m, 20 ha hoa màu, ngô đông và lúa hè thu của các địa phương bị ngập úng; một số trường học, cơ quan và nhiều nhà dân vùng trũng thấp ở các xã: Nghĩa Xuân, Minh Hợp, Tam Hợp, Yên Hợp, Đồng Hợp, Châu Quang... bị ngập lụt cục bộ. Một điểm trường mầm non ở xã Nghĩa Xuân bị ngập đến mép hiên cửa lớp, đập Khe Riệng ở xã Nghĩa Xuân nước dâng cao sát mặt đỉnh tràn, có nguy cơ bị vỡ.
* Tại Diễn Châu: mưa lớn đã làm cho 490ha diện tích nuôi tôm, cá bị ngập mất trắng. Trong đó, diện tích nuôi cua và cá vược bị thiệt hại nặng nhất. Bên cạnh nhiều diện tích hoa màu bị ngập thì toàn huyện có hơn 300 ha nuôi trồng thủy sản bị nước lũ cuốn trôi, các bờ bao, lưới chắn tại các ao, hồ, đầm tôm bị san phẳng, trong đó, thiệt hại nhiều nhất tại xã Diễn Yên với 180 ha, xã Diễn Vạn 60 ha....
*Tại Quế phong: mưa lớn đã khiến cho đập thủy lợi Tồng Mọ, thị trấn Kim Sơn nước lên qua tràn 30cm, chảy xiết, cô lập 2 hộ dân với 98 nhân khẩu bản Chăm Lẻo. Đáng ngại hơn, lưới B40 cao 1m, dài 70 mét được chi nhánh thủy lợi huyện Quế Phong rào quanh tràn để cảnh báo người dân khu vực nước sâu, nguy hiểm đã bị kẻ gian tháo trộm. Nước lên cao, hiện tại một số ao cá, diện tích lúa trên địa bàn thị trấn Kim Sơn, các xã: Mường Nọc, Tiền Phong, Quang Phong, Cắm Muộn… bị ngập.
* Tại Nghĩa Đàn: do ảnh hưởng của cơn bão số 6 đã gây ngập diện tích lúa mùa ở các cánh đồng, vùng trũng khe suối bị ngập úng khoảng 600 ha, trong đó, diện tích lúa bị thiệt hại trên 70% gồm các xã (Nghĩa Yên; Nghĩa Lâm; Nghĩa Bình; Nghĩa Lộc; Nghĩa Trung và Nghĩa An); Ngô, rau màu bị đổ, ngập nước khoảng 200 ha; Thiệt hại vật nuôi về gà bị ngập chết 600 con gồm các xã Nghĩa Long và Nghĩa Khánh); Diện tích thiệt hại nuôi trồng thuỷ sản có truyền thống từ 30-70% là 113ha; 105 hộ nước ngập vào nhà đã di chuyển đến nơi an toàn; Đường giao thông sạt lở hư hỏng khoảng 2 km; Đường giao thông bị ngập khoảng 5 km; Khoảng 900 trăm mét hàng rào của nhà dân bị đỗ.
* Tại Con Cuông: mưa to, nước từ thượng nguồn đổ về với lưu lượng lớn khiến mực nước các khe, suối dâng cao và nhanh. Cầu tràn trên tuyến đường Môn Sơn, Lục Dạ tiếp tục bị ngập. Mực nước dâng cao khiến giao thông ách tắc và chia cắt, cô lập. Xã TThạch Ngàn có 10 cầu tràn thì đến nay có 8 cầu đã bị nước tràn qua, gây chia cắt nhiều bản làng không thể đi lại.
* Tại Tân Kỳ: Trên địa bàn Tân Kỳ có mưa to, nước sông suối lên rất nhanh. Mưa lớn làm 01 người chết khi đi đánh bắt cá trên sông. Thiệt hại gần 80 ha lúa, 200 ha ngô và rau màu, 121 ha thủy sản bị ngập nước và cuốn trôi, 01 tràn giao thông bị hư hỏng, 42 kênh mương, bờ rào bị đổ sập, hơn 30 ngôi nhà bị ngập sâu dưới 1m….giá trị thiệt hại ước tính gần 24.900 triệu đồng.
Theo nhận định của cơ quan dự báo khí tượng thủy văn, từ nay đến cuối năm, thiên tai tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, đặc biệt là trong tháng 10 tới đây có nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất tại vùng núi, khu vực miền núi. Vì vậy, các cơ quan chức năng cùng chính quyền và nhân dân các địa phương cần chủ động các phương án ứng phó thiên tai nhằm bảo vệ an toàn tính mạng cho người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại.
Minh Ngọc
Ý kiến bạn đọc