Người nông dân hơn 30 năm sưu tập ảnh về Bác Hồ

Thứ hai - 18/05/2020 21:29
Hơn 30 năm dày công sưu tập ảnh Bác Hồ, đến nay, ông Trần Văn Cao (83 tuổi, thôn Đại Phẩm, xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đã hoàn thành tâm nguyện của mình: Xây dựng được Phòng lưu niệm Bác Hồ, viết xong sử ca về Đảng, Bác Hồ và Cách mạng Việt Nam.

Trao đổi với phóng viên, ông Cao chia sẻ: “Tôi chỉ mong các thế hệ con cháu sau này hiểu và thấm nhuần tư tưởng, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh, lưu giữ những hình ảnh cao đẹp và đáng quý về Người”.


 

4 1

Ông Trần Văn Cao dành nhiều thời gian sưu tầm các hình ảnh, tư liệu hiện vật về Bác Hồ. Ảnh: Yến Anh

Dày công sưu tập

Có mặt tại phòng lưu niệm về Bác Hồ của ông Trần Văn Cao ở thôn Đại Phẩm, xã Đại Yên, Chương Mỹ, Hà Nội, trước hơn 300 bức ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của Bác được trưng bày mới thấy được sự dày công của ông trong suốt 30 năm qua.

Kể về lý do sưu tầm tư liệu về Bác, ông Cao cho hay, điều này được ông ấp ủ và thực hiện từ 30, 40 năm về trước. Nhớ lại ngày được gặp Bác, ông Cao xúc động kể: “Lần duy nhất được gặp Bác đó là vào năm 1963. Khi ấy, Bác mặc một chiếc áo kaki màu trắng đã sờn vai, đi một đôi dép caosu. Tôi thấy Bác rất giản dị và mộc mạc. Những hình ảnh đó in đậm mãi trong tôi”. Kể từ đó, ông đã thực hiện sưu tầm những tư liệu, hình ảnh về Bác để xây dựng nên phòng lưu niệm này nhằm giáo dục, lan tỏa đến thế hệ sau học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Nhớ về Bác qua từng câu chuyện, từng hình ảnh

Ông Cao cho biết, những bức ảnh về Bác Hồ được ông trưng bày tại phòng lưu niệm theo từng chủ đề, từng thời kỳ về cuộc đời và sự nghiệp Cách mạng của Người: Từ những ngày thiếu niên cho tới lúc Người ra đi tìm đường cứu nước, những năm tháng hoạt động ở nước ngoài hay những hoạt động của Bác trong công tác ngoại giao...

Bên cạnh đó, điều tâm huyết của ông Cao là đã hoàn thành được cuốn sử ca bao gồm 3 phần. Phần 1 với hơn 1.456 câu thơ do ông tự sáng tác kể về những năm tháng hoạt động cách mạng của Bác. Phần hai ông chuyển sang viết bằng văn xuôi kể về những năm tháng kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Còn phần cuối được minh họa bằng những bức ảnh về Bác và Cách mạng Việt Nam.

Đến đầu năm 2020, phòng lưu niệm về Bác Hồ của ông Cao được hoàn thiện đã thu hút nhiều người dân đến tham quan. Mỗi người đến, ông đều vui vẻ kể lại từng dấu mốc, ý nghĩa lịch sử và những câu chuyện đằng sau mỗi bức ảnh đó.

Bí thư Đảng ủy xã Đại Yên Đặng Tiến Hoàng khẳng định: Không gian lưu niệm về Bác của ông Trần Văn Cao là minh chứng sống động cho chân lý Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Đồng thời, đây là công trình ý nghĩa tại địa phương góp phần giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Với những nỗ lực của mình, ông Trần Văn Cao cũng đã được Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung ghi nhận bằng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” TP.Hà Nội năm 2020. Ông cũng được mời tham dự chương trình giao lưu nghệ thuật “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2020” do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức mới đây nhằm biểu dương các điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Yến Anh

Nguồn tin: laodong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập102
  • Hôm nay15,568
  • Tháng hiện tại334,130
  • Tổng lượt truy cập14,988,024
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây