Hội Nông dân Nghệ An: Đổi mới cách làm, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Thứ hai - 23/11/2020 03:15
(Hội NDNA) - Trong những năm qua, các cấp Hội Nông dân tỉnh Nghệ An đã không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, triển khai sâu rộng và nâng cao chất lượng các phong trào thi đua.Góp phần thực hiện thắng lợi các phong trào thi đua của hội cũng như nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Chúng tôi về xã Thanh Nho đúng dịp nông dân xóm dưới, làng trên đang rầm rộ ra quân trồng cây xanh trên các đường lớn cả xã. Mỗi người khi được hỏi, ai cũng bày tỏ sự phấn khởi khi được góp một phần nhỏ bé làm đẹp làng quê mình. Mặt khác, dưới vai trò của Hội Nông dân, hàng quý các hộ nông dân lại tổ chức ra quân phát quang hành lang an toàn giao thông, vệ sinh môi trường; qua đó nhận thức của người nông dân về bảo vệ môi trường được nâng lên và cùng hành động vì môi trường chung.

Ở xã Thanh Nho, theo chia sẻ của đồng chí Lê Đình Hùng – Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Nho, vai trò của Hội Nông dân còn được thể hiện thông qua việc chỉ đạo  xây dựng vườn mẫu, vườn chuẩn NTM, xây dựng các mô hình kinh tế. Đặc biệt từ việc khảo sát điều kiện từng hộ dân để lựa chọn nhân tố tác động đến việc hỗ trợ vốn, hướng dẫn kỹ thuật…; đến nay trong số 11 hộ nông dân được hỗ trợ nuôi bò lai sind, sau 3 năm đều đã trả cả gốc và lãi, duy trì được quy mô sản chăn nuôi, cải thiện thu nhập cho gia đình. Hay 3 hộ được hỗ trợ nuôi dê từ 2 – 5 con ban đầu, nay đều phát triển trên chục con, trong đó điển hình là hộ anh Nguyễn Văn Quý có quy mô gần 200 con dê…  
 
lanh dao hoi nong dan tinh va huyen thanh chuong huong dan nong dan xa thanh lam lam vuon mau
Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh và huyện Thanh Chương hướng dẫn nông dân xã Thanh Lâm làm vườn mẫu
 
Xuất phát từ yêu cầu hoạt động Hội phải tạo được sự đồng thuận và vào cuộc của nông dân, thời gian qua, hoạt động Hội Nông dân từ huyện đến cơ sở ở Thanh Chương hướng vào yêu cầu, tính khả thi của từng địa bàn để xây dựng kế hoạch triển khai theo mô hình, việc làm cụ thể. Ví dụ để tuyên truyền,vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa khoa học công nghệ ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, Hội Nông dân huyện và các xã tiến hành khảo sát, lựa chọn nhân tố có điều kiện, khả năng làm để đi tham quan học tập mô hình, hộ nào cần vốn được hỗ trợ và cán bộ Hội sâu sát “cầm tay chỉ việc”  hướng dẫn kỷ thuật. Từ cách làm đó, một số mô hình kinh tế do Hội Nông dân chỉ đạo đều có hiệu quả và lan tỏa, như mô hình nuôi ốc bươu đen tại các xã Thanh Hòa, Hạnh Lâm, Thanh Mỹ; mô hình dưa lưới tại các xã Thanh Liên, Thanh Tiên, Thanh Lĩnh, Thanh Dương, Võ Liệt … Hay việc tổ chức các tập huấn, đào tạo nghề hoặc hội nghị biểu dương điển hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tại các xã cũng được Hội chuyển dần từ hình thức “hành chính hóa” trong hội trường, lớp học chỉ mang tính đặt vấn đề ban đầu hoặc trao giấy khen, còn cơ bản là trực tiếp tham quan mô hình hoặc học trực tiếp tại vườn cây, chuồng chăn nuôi rất cụ thể để nông dân có thể học và vận dụng được ngay. Đồng chí Nguyễn Xuân Khánh – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thanh Chương khẳng định, thông qua đổi mới cách chỉ đạo gắn với mô hình, việc làm cụ thể lấy kết quả, số liệu là thước đo, đã góp phần thay đổi cung cách làm việc “sâu nội dung công việc, sát cơ sở, gắn bó với nông dân” của cán bộ Hội từ huyện đến cơ sở. Đối với nông dân cũng thấy được sự thiết thực, từ đó nâng cao tỷ lệ tập hợp và sinh hoạt của hội viên trong tổ chức hội.

Tương tự tại huyện Nghi Lộc, hoạt động của Hội Nông dân cũng được thực hiện trên cơ sở nhu cầu thiết thực của cơ sở, của nông dân để xác định nội dung ở từng địa bàn gắn phân công trách nhiệm bám nắm từng nội dung, địa bàn cho từng đồng chí Thường trực, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Huyện hội chỉ đạo để đảm bảo công tác tuyên truyền, vận động của Hội thật sự chuyển động ở cơ sở. Từ quan điểm, cách làm đó mà nhiều nội dung trọng tâm được Hội Nông dân huyện Nghi Lộc triển khai có hiệu quả. Nổi bật là Hội đã chỉ đạo thành lập được 20 tổ hợp tác, tổ hội nghề nghiệp, như tổ hội rau củ quả an toàn xã Nghi Long; tổ hợp tác nuôi tôm trên cát xã Nghi Tiến; tổ hội nuôi cá lồng trên biển xã Nghi Quang; tổ hội nuôi bò sinh sản xã Nghi Kiều…. Thông qua hoạt động của các tổ hợp tác, tổ hội nghề nghiệp này, các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước được chuyển tải một cách dễ dàng đến với các hội viên, nhất là các chủ trương, chính sách liên quan sát sườn nông dân. Cùng với đó, thông qua chỉ đạo các mô hình kinh tế (riêng Huyện hội đã chỉ đạo thành công 15 mô hình kinh tế có tính lan tỏa); cung ứng giống, phân bón; hỗ trợ vốn sản xuất từ quỹ hỗ trợ nông dân và các nguồn khác, Hội Nông dân các cấp ở huyện Nghi Lộc cũng đã chuyển tải nhiều kiến chủ trương và kiến thức đến với nông dân.
mo hinh nuoi tom tren cat xa nghi tien huyen nghi loc


Sinh hoạt của tổ chức Hội các cấp, nhất là cơ sở, theo chia sẻ của đồng chí Thái Viết Dũng – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Nghi Lộc cũng được đổi mới, lồng ghép theo từng chuyên đề cụ thể như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; cơ chế vay phân bón trả chậm; bình xét hỗ trợ vốn phát triển kinh tế; phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao…Từ sự thiết thực đó, vai trò, vị thế của tổ chức Hội nông dân trong hệ thống chính trị và người nông dân ngày càng được khẳng định; người nông dân bây giờ không chỉ cần cụ, chịu khó mà còn sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới để phát triển.

Đồng chí Nguyễn Quang Tùng - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết, chức năng, nhiệm vụ của Hội Nông dân vẫn là tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và chăm lo quyền lợi cho nông dân; tuy nhiên để tránh hình thức, tạo hiệu quả thật sự thì phải thay đổi phương pháp, cách lựa chọn vấn đề, kể cả phương tiện chuyển tải thông tin, tuyên truyền. Và đổi mới trước hết của Hội Nông dân trong tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đó là lựa chọn nội dung cụ thể liên quan đến sát sườn đến cuộc sống và sản xuất của người nông dân. Đơn cử để tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, đòi hòi nông dân phải nâng cao trình độ sản xuất, thời gian qua, Hội Nông dân các cấp đã tăng cường phối hơp với khuyến nông, khuyến lâm và kể cả các doanh nghiệp tổ chức các lớp dạy nghề, tập huấn chuyển giao khoa học kỷ thuật cho nông dân (mỗi năm có trên 1.000 lớp tập huấn và gần 200 lớp dạy nghề); thông qua đó đồng thời triển khai một số chính sách của Nhà nước như chính sách hỗ trợ đào tao nghề cho nông dân. Hay lựa chọn phối hợp với Bảo hiểm xã hội Nghệ An tuyên truyền nông dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, đảm bảo an sinh xã hội cho nông dân…
 
bna bieu duong6736291 8102020
Phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững là phong trào trọng tâm của công tác Hội và phong trào nông dân tỉnh Nghệ An.

Cùng với đổi mới cách tiếp cận vấn đề, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh cũng đã đổi mới hình thức tuyên truyền thông qua chỉ đạo, xây dựng các mô hình, điển hình kinh tế để người dân thấy hiệu quả học tập và làm theo. Riêng Hội Nông dân tỉnh đã trực tiếp chỉ đạo 340 mô hình kinh tế các loại và hàng nghìn mô hình ở cấp huyện và xã. Đó còn là đổi mới tuyên truyền theo tổ hợp tác và chi hội nghề nghiệp, thay theo từng địa bàn khu dân cư để tạo hiệu quả. Hay trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người nông dân, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh cũng không hô hào chung chung mà bằng các việc làm đồng hành cùng với nông dân. Ngoài được tập huấn, đào tạo nghề, Hội Nông dân các cấp còn tư vấn khoa học kỷ thuật; hỗ trợ vốn sản xuất thông qua quỹ hỗ trợ nông dân hoặc thông qua ủy thác ngân hàng và các nguồn quỹ; cung ứng giống, phân bón có chất lượng. Bên cạnh đổi mới cách tiếp cận, hình thức tuyên truyền thì phương tiện tuyên truyền cũng được đổi mới thông qua “truyên truyền miệng” trực tiếp và các nhóm zalo, facebook…


Cũng theo Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nguyễn Quang Tùng, thông qua đổi mới phương thức, cách thức hoạt động đã góp phần thay đổi tác phong, lề lối làm việc của cán bộ Hội các cấp sâu sát, cụ thể, trách nhiệm và năng lực, kỹ năng của cán bộ theo đó cũng được nâng lên. Đây là yếu tố quan trọng để Hội Nông dân các cấp tiếp tục đổi mới, sáng tạo hơn trong hoạt động hội trong thời gian tới.

Mai Hoa

Báo Nghệ An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập104
  • Hôm nay10,198
  • Tháng hiện tại327,231
  • Tổng lượt truy cập14,981,125
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây