Theo ông Ngô Đức Quỳnh – Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nghệ An cho biết: Hiện tại bệnh dịch tả lợn Châu Phi chưa có vắc xin phòng bệnh và cả thuốc chữa bệnh. Mặt khác rất khó xác định cơ chế lây truyền của loại bệnh dịch này. Vì vậy cách tốt nhất là chủ động có biện pháp tích cực nhất, hiệu quả nhất, kịp thời nhất để phòng chống bệnh ở mỗi trang trại và ở từng hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
Sau khi tốt nghiệp đại học, thanh niên Nguyễn Văn Hùng ở xã Thọ Hợp, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) đã lặn lội vào rừng làm trang trại. Hiện anh đã có trong tay đàn bò, dê đông đúc và nhiều hecta rừng và cây ăn quả.
Năng động, ý chí làm ăn, nông dân huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao, được thị trường chấp nhận. Trên địa bàn huyện đã có 72 mô hình kinh tế trang trại, 200 gia trại chăn nuôi, trồng trọt mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình.
Với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương, mở ra hướng đi mới cho bà con nông dân địa phương, ông Nguyễn Cảnh Tân (sinh năm 1965) thôn 14, xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu đầu tư xây dựng trang trại tổng hợp với quy mô 10,7 ha, cho lãi 700.000.000đ/năm.
Ngày 15/7, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Nghệ An tổ chức mở 4 lớp tập huấn nâng cao nhận thức về ứng dụng KH&CN trong sản xuất, kinh doanh nông sản theo chuỗi giá trị cho hội viên nông dân. Tham dự các lớp tập huấn là 200 hội viên nông dân tiên tiến, xuất sắc; các chủ trang trại; thành viên tổ kinh tế hợp tác, hợp tác xã, hội viên chi tổ hội nghề nghiệp trên địa bàn các huyện Thanh Chương, Hưng Nguyên.
Ngày 15/7, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học nông vận phối hợp với Hội ND tỉnh tổ chức 2 lớp tập huấn “Nâng cao nhận thức về ứng dụng khoa học & công nghệ trong sản xuất và kinh doanh nông sản theo chuỗi giá trị” cho 100 hội viên Nông dân tiên tiến, các chủ trang trại, tổ kinh tế hợp tác và các hợp tác xã tại huyện Hưng Nguyên.
Bản Khánh Thành, xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn - là bản biên giới, vùng cao, nơi có địa hình lợi thế chủ yếu là đồi núi, mô hình nuôi dê sinh sản đã và đang mang lại nhiều hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Trong số đó có anh Moong Văn Chun – chủ trang trại dê có diện tích 4 ha đã áp dụng thành công mô hình này, trở thành tấm gương điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế trang trại ở nơi đây.
(Hội NDNA) - Sau 10 năm đi xuất khẩu lao động ở thị trường Ăng gô la và Icxaen, năm 2016 chàng trai 8X Nguyễn Mạnh Hùng ở xóm Liên Tân, xã Thọ Hợp, huyện Quỳ Hợp tích cóp được nguồn vốn hơn 1 tỷ đồng trở về quê hương để đầu tư chăn nuôi đại gia súc, gia cầm. Sau 4 năm đầu tư chăn nuôi với tổng đàn gia súc lớn, trang trại hơn 10 ha của anh Hùng đem lại nguồn thu nhập cao là niềm mơ ước của bao bạn trẻ cùng trang lứa.
Cam Xã Đoài hay còn gọi là cam Vinh là một trong những đặc sản của Nghệ An. Tuy nhiên, để cam Xã Đoài thành hàng hóa có thương hiệu đưa ra thị trường mang lại lợi nhuận cao cho người nông dân thì ai cũng biết đến vai trò của một người con quê lúa. Đó là ông Trịnh Xuân Giáo chủ trang trại cam Thiên Sơn ở Yên Thành.