Tân Kỳ xây dựng chuỗi giá trị trong chăn nuôi VietGAP

Thứ sáu - 18/10/2019 03:27
Tân Kỳ là địa phương có nhiều lợi thế để phát triển chăn nuôi đại gia súc. Huyện đang tập trung chỉ đạo thực hiện Đề án “Phát triển chăn nuôi giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo”, đến nay trên địa bàn huyện xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi theo hướng VietGAP, mở ra hướng phát triển chăn nuôi mới mang tính liên kết.
Hiệu quả từ chăn nuôi bò VietGAP
 
Tân Kỳ có diện tích đất nông nghiệp trên 27.000 ha, chuyên sản xuất mía, ngô, lúa ngô, cỏ, lạc, sắn… có nhiều lợi thế cạnh tranh cho phát triển chăn nuôi đại gia súc. Trong khi đó, Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Vì thế, trên địa bàn huyện bước đầu đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, như chăn nuôi trâu, bò hàng hóa... trang trại chăn nuôi ngày càng phát triển. Nhiều giống bò mới có năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất như các giống bò ngoại: bò úc, bò thái… có trọng lượng lớn.
 
1
Nông dân huyện Tân Kỳ đang đẩy mạnh chăn nuôi bò vỗ béo giống ngoại theo quy trình VietGAP. Ảnh: Xuân Hoàng

Ông Nguyễn Công Trung - Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tân Tỳ cho rằng: Thành công nhất là trên địa bàn huyện đã xây dựng được 3 mô hình HTX chăn nuôi bò theo quy trình VietGAP: HTX chăn nuôi Nghĩa Thái; HTX nông nghiệp Lèn Voi - Tân Phú và HTX chăn nuôi Nghĩa Đồng, với 17 hộ xã viên tham gia sản xuất. Hiện các HTX này đang hoạt động tốt, tạo niềm tin cho các thành viên.

Ông Nguyễn Hữu Hường - Giám đốc HTX nông nghiệp Lèn Voi xã Tân Phú, cho biết: HTX thành lập cuối tháng 5/2018, tập trung chăn nuôi bò vỗ béo bằng giống bò nhập ngoại. Ngay sau khi thành lập HTX, các thành viên có 60 con bò vàng địa phương, nhưng đến nay tất cả các thành viên đã chuyển sang đầu tư nuôi bò Úc có trọng lượng lớn.
Từ khi sản phẩm bò vỗ béo HTX được công nhận VietGAP (cuối năm 2018), các thành viên trong HTX có nhiều thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh chăn nuôi.
Hiện HTX đã có doanh nghiệp giết mổ gia súc ở Hà Nội liên kết cung ứng, bao tiêu sản phẩm bò thịt. Theo ông Hường, cái lợi lớn nhất khi tham gia mô hình là hộ nông dân được hướng dẫn chi tiết từ khâu thiết kế chuồng trại đến lựa chọn con giống có nguồn gốc rõ ràng, an toàn sinh học.
Bên cạnh đó, HTX còn bảo đảm đầu ra cho sản phẩm, trực tiếp liên kết với các công ty chuyên giết mổ gia súc ở các thành phố lớn, từ đó bò đến kỳ xuất chuồng là có doanh nghiệp đến thu mua.
 
2
Những trại chăn nuôi bò vỗ béo ở Tân Kỳ đều được dự trữ thức ăn bằng cách ủ men vi sinh từ các loại cây ngô và cỏ voi. Ảnh: Xuân Hoàng

Ngoài mô hình của gia đình ông Thuận, trên địa bàn huyện Tân Kỳ còn có gần 20 hộ chăn nuôi trâu, bò vỗ béo bằng giống ngoại tại 8 xã có mô hình chăn nuôi tập trung theo chuỗi liên kết: Tân Phú, Nghĩa Đồng, Nghĩa Thái, Nghĩa Hoàn, Nghĩa Bình, Nghĩa Hợp, Giai Xuân và Kỳ Tân, với 31 hộ tham gia.

Hình thức liên kết là các HTX, THT, các chủ hộ sản xuất liên kết các công ty, cá nhân để cung ứng giống, thức ăn tinh theo hợp đồng và ký kết bao tiêu sản phẩm; về thức ăn thô, xanh chủ yếu các doanh nghiệp, HTX, THT và cá nhân tự sản xuất và thu mua các hộ dân. 
Việc triển khai thực hiện mô hình chăn nuôi đại gia súc theo quy trình VietGAP bước đầu hình thành được chuỗi liên kết trong sản xuất, theo hướng hàng hóa, sạch, đảm bảo môi trường. 

Mỗi xã quy hoạch 1 vùng chăn nuôi tập trung

Để triển khai thực hiện đề án đạt hiệu quả, huyện Tân Kỳ đã đề ra 7 nhóm giải pháp phát triển ngành chăn nuôi theo hướng hàng hóa, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, chú trọng nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách đầu tư, hỗ trợ khuyến khích; quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm trên cơ sở quy hoạch xây dựng nông thôn mới nhằm bố trí diện tích đất phù hợp cho phát triển chăn nuôi. Thực hiện chính sách khuyến khích dồn điền đổi thửa để có đất xây dựng trang trại chăn nuôi; Giải pháp về tổ chức và quản lý sản xuất và đào tạo; Giải pháp về phòng chống dịch bệnh; Giải pháp về thị trường, thương hiệu...

3
Sản phẩm dê Tân Kỳ đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “dê Tân Kỳ”. Ảnh: Xuân Hoàng

Trên cơ sở đó, đến năm 2020, Tân Kỳ sẽ thành lập 10 THT hoặc HTX chăn nuôi được chứng nhận VietGAP theo hướng liên kết. Đồng thời Tân Kỳ quy hoạch lại một số vùng chăn nuôi tập trung quy mô lớn, thu hút kêu gọi đầu tư xây dựng lò giết mổ tập trung tại xã đã quy hoạch. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ trong việc cải tạo, lai tạo giống trâu bò, đẩy mạnh phát triển đàn dê nhằm đảm bảo thương hiệu dê Tân Kỳ.   

Ban Thường vụ Huyện ủy Tân Kỳ chỉ đạo cấp ủy 22 xã, thị trấn thực hiện chủ trương “Xây dựng mô hình chuỗi giá trị sản phẩm trâu bò thịt giai đoạn 2018 - 2020 và giải pháp phát triển các năm tiếp theo”. Theo đó, mỗi xã quy hoạch ít nhất 1 vùng chăn nuôi tập trung; xây dựng được ít nhất 1 mô hình, mỗi mô hình có ít nhất 7 hộ tham gia, mỗi hộ có ít nhất 7 con trâu bò trở lên.

Ông Phan Văn Giáp - Phó Bí thư Thường trực Huyện Tân Kỳ

4
Đồ họa: Lâm Tùng

Bài: Xuân Hoàng; Kỹ thuật: Lâm Tùng

Nguồn tin: baonghean.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập56
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm50
  • Hôm nay12,568
  • Tháng hiện tại227,340
  • Tổng lượt truy cập8,061,772
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây