Hội Nông dân tỉnh Nghệ An: Luôn đồng hành cùng Ngân hàng Chính sách xã hội

Thứ ba - 04/10/2022 04:51
(Hội NDNA) - Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập ngày 04/10/2002, trải qua 20 năm thực hiện trọng trách và sứ mệnh cao cả làm “cánh tay nối dài” của Chính phủ mang nguồn vốn ưu đãi đến với những người nghèo, các đối tượng chính sách khác.
Trong những năm đầu mới thành lập, tỷ lệ hộ nghèo cao, địa bàn phục vụ phần lớn là những nơi đặc biệt khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa phát triển. Sản xuất còn mang tính tự cung, tự cấp làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc “đem tiền Chính phủ cho bản làng vay đủ” của mỗi cán bộ làm tín dụng. Chính vì lẽ đó, Ngân hàng CSXH đã phối hợp chặt chẽ với 4 tổ chức chính trị - xã hội là Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vận hành phương thức quản lý vốn tín dụng chính sách xã hội đặc thù với ủy thác một số nội dung công việc. Đến thời điểm này, Ngân hàng CSXH đang triển khai 22 chương trình tín dụng ở 100% xã, phường, thị trấn để giúp đỡ người nghèo và các đối tượng chính sách khác vững bước phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đồng hành cùng với Ngân hàng CSXH, các cấp Hội Nông dân tỉnh Nghệ An luôn chú trọng tới nhiệm vụ “thực hiện ủy thác cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác”, đưa vào chỉ tiêu thi đua hàng năm. Các cấp Hội chú trọng nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), yêu cầu hội các cấp xây dựng kế hoạch tuyên truyền, định hướng nội dung sinh hoạt tổ TK&VV, phân công các đồng chí trong ban thường vụ Hội cấp xã về dự sinh hoạt tổ TK &VV hàng tháng, báo cáo kết quả sinh hoạt tổ TK&VV.
 
z3772780157569 1d99bef78e9d9867c8aabb69243a3fe8
Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh Nghệ An chúc mừng Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội
Phối hợp tốt với Ngân hàng CSXH cập nhật thông tin nợ đến hạn, thông báo đến từng hộ vay và nắm bắt khả năng trả nợ nhằm kiểm soát chặt chẽ không để phát sinh nợ quá hạn đồng thời rà soát, bình xét đối tượng cho vay đúng quy định, hướng dẫn người vay hoàn thiện hồ sơ, thủ tục; chỉ đạo nâng cao hiệu quả, hiệu lực các cuộc kiểm tra, đảm bảo thực hiện kiểm tra theo đúng kế hoạch đã đề ra, thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra sử dụng vốn vay trong vòng 30 ngày sau giải ngân; chỉ đạo tăng cường nắm bắt thông tin của khách hàng vay vốn, đặc biệt là khách hàng bỏ đi khỏi địa phương.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách mới đặc biệt là tuyên truyền về các tiêu chí xây dựng mô hình tổ TK&VV bền vững gắn với sinh hoạt cộng đồng; đăng tải các bài viết trên cổng thông tin điện tử của Hội Nông dân tỉnh những mô hình sản xuất hiệu quả, cách làm hay như:“Nâng cao chất lượng quản lý nguồn vốn vay tín dụng ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội” của huyện Qùy Châu, “Tấm gương tổ trưởng tổ tiết kiệm vay vốn tận tâm với nông dân” của huyện Thanh Chương, “Hiệu quả từ vốn vay tín dụng ưu đãi” của huyện Quỳ Hợp, v.v… để các địa phương chia sẻ, trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Tính đến 30/8/2022 tổng dư nợ đạt 3.051 tỷ đồng trên 1.854 tổ TK&VV với 66.851 hộ vay, tăng 249 tỷ so với đầu năm, doanh số cho vay lũy kế đạt 569,5 tỷ đồng, bình quân dư nợ 45,6 triệu đồng/hộ vay.

Một số huyện có dư nợ tăng cao so với đầu năm như huyện Con Cuông 24.292 triệu đồng, Diễn Châu 21.111 triệu đồng, Nghi lộc 19.626 triệu đồng, Thanh Chương 17.919 triệu đồng, Nam Đàn 16.923 triệu đồng, Tương Dương 16.534 triệu đồng, Yên Thành 16.301 triệu đồng, Đô Lương 15.493 triệu đồng, Anh Sơn 14.021 triệu đồng. Số dư tiền gửi tiết kiệm là 196,018 tỷ đồng tăng 15,934 tỷ đồng, bình quân tiền gửi tiết kiệm tăng 19.191 đồng/hộ/tháng so với đầu năm. Nợ quá hạn là 1.860 triệu đồng (chiếm 0.06%), giảm 656 triệu đồng, tỷ lệ nợ quá hạn giảm 0,03%, lãi tồn giảm 1.797 triệu đồng so với đầu năm, tỷ lệ thu lãi đạt 100,4%.

Vui mừng phấn khởi trước kết quả đã đạt được trong 20 năm qua, nhưng những khó khăn thách thức trên chặng đường giảm nghèo còn không ít khó khăn bởi phần lớn hộ nghèo nằm ở khu vực miền núi khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, đòi hỏi mỗi cán bộ hội nông dân tham gia làm công tác tín dụng hỗ trợ hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác nỗ lực, trách nhiệm, sáng tạo trong việc giúp đỡ hội viên, nông dân giải quyết việc làm, tạo sinh kế để thoát nghèo bền vững góp phần nâng cao thu nhập, xây dựng quê hương giàu đẹp./.

Nguyễn Hồng Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập115
  • Hôm nay32,255
  • Tháng hiện tại731,175
  • Tổng lượt truy cập16,605,765
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây