Chăn nuôi nông hộ là gì và các điều kiện phải đáp ứng khi chăn nuôi nông hộ?

Thứ ba - 26/05/2020 00:06
(Hội NDNA) - Chăn nuôi nông hộ tạo ra sản lượng thực phẩm lớn cho xã hội, góp phần tạo công ăn việc làm, giúp xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững ở nông thôn
Chăn nuôi nông hộ là  gì?

Chăn nuôi nông hộ một hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, diễn ra tại hộ gia đình nông dân có quy mô chăn nuôi nhỏ, dưới mức quy mô chăn nuôi ở trang trại, chủ yếu do những người lao động trong hộ gia đình thực hiện

Chăn nuôi nông hộ là một đầu mối tiêu thụ, chế biến những phụ phẩm của ngành Nông nghiệp, các ngành nghề phụ ở nông thôn như xay xát, nấu rượu, làm bún, bánh... để tạo ra những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như trứng, thịt, sữa...

Ngoài ra, chăn nuôi nông hộ tận dụng được nguồn đất đai bạc màu, công lao động nhàn rỗi và vốn tự có của hộ nông dân
Hình thức chăn nuôi này còn tồn tại ở hầu hết các nước có thu nhập thấp. Ở các nước có thu nhập cao, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chỉ đóng góp khoảng 30% tổng sản lượng, còn ở các nước thu nhập thấp, tỷ lệ này là trên 60%

Ở Việt Nam, chăn nuôi nông hộ vẫn khá phổ biến. Quy mô nông hộ bình quân 3 - bốn con heo/hộ còn chiếm 65% tổng đàn heo và hơn một nửa sản lượng thịt cho thị trường; đàn gà nuôi trong nông hộ chiếm 70% tổng đàn và 60% sản lượng thịt. Hiện, số hộ nuôi gà là 6,5 triệu hộ; gần 100% đàn đại gia súc (trâu, bò) được nuôi tại nông hộ.

Năng suất thấp, nguy cơ dịch bệnh cao, vệ sinh an toàn thú y kém

Chăn nuôi nông hộ: Dưới 10 đơn vị vật nuôi.

Chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng các điều kiện sau:

Căn cứ vào quy định tại Điều 56, khoản 2 Điều 57 của Luật Chăn nuôi thì chăn nuôi lợn nông hộ phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người;

2. Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi;

3. Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường
.
4. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có nghĩa vụ như: Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định; Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi, Xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; Bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định của pháp luật.

Trang Minh

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập165
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm163
  • Hôm nay39,975
  • Tháng hiện tại713,457
  • Tổng lượt truy cập16,588,047
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây