NÔNG NGHIỆP THỊNH VƯỢNG
NÔNG DÂN GIÀU CÓ
NÔNG THÔN VĂN MINH HIỆN ĐẠI
Hội Nông dân tỉnh Nghệ An
Cổng thông tin điện tử
Hội Nông dân tỉnh Nghệ An
Một số vấn đề cần thực hiện tốt trong sản xuất lúa vụ hè thu-mùa 2020
Thứ ba - 05/05/2020 05:442.6500
(Hội NDNA) - Sản xuất lúa vụ Hè thu – Mùa luôn gặp rất nhiều khó khăn như tác động bất lợi của thời tiết điển hình là nắng hạn kéo dài, thiếu nước tưới cho gieo cấy đầu vụ, mưa lụt bão, gió lốc,….; giá vật tư đầu vào cao, thiếu lao động, dịch hại,…Để bảo đảm sản xuất vụ Hè thu – Mùa 2020 đạt hiệu quả cao nhất chúng ta cần tổ chức thực hiện tốt một số vẫn đề sau:
1. Thời vụ và cơ cấu giống:
- Về thời vụ: Thời vụ Hè thu - Mùa không khắt khe và ấn định cụ thể như vụ Xuân mà phải gieo cấy lúa Hè Thu theo phương châm “càng sớm, càng tốt” và phải đặt an toàn lên trên hết; phải căn cứ vào thời điểm thu hoạch lúa Xuân, khả năng phân phối nước để làm đất ruộng cấy và chọn thời điểm ra mạ cho phù hợp (thường khi lúa xuân chín đỏ đuôi là lúc chuẩn bị ra mạ, thời gian mạ hè thu chỉ từ 12-15 ngày tuổi là cấy). Tuy nhiên, do vụ Xuân năm nay có một số địa phương lúa sẽ chín và thu hoạch sớm hơn lịch thời vụ thông thường nên không nhất thiết phải ra mạ khi lúa đỏ đuôi mà phải cân nhắc để ra mạ, cấy, gieo làm sao cho lúa vùng thường bị mưa ngập cuối vụ “hè thu chạy lụt” thu hoạch trước 30/8; vùng khác “hè thu thâm canh” thu hoạch trước 15/9 (không làm quá sớm lúa trỗ vào đầu và giữa tháng 7 thời kỳ này còn nắng nóng có nhiệt độ cao sẽ bị ảnh hưởng lép hạt nhiều).
- Về cơ cấu giống: Các địa phương cần chỉ đạo, hướng dẫn bà con nông dân chỉ sử dụng các giống lúa đã được công nhận chính thức, công nhận lưu hành hoặc giống đã qua sản xuất thử, làm mô hình có kết quả tốt trong thời gian qua tại Nghệ An theo hướng (giống có năng suất cao, ổn định, ít nhiễm sâu bệnh trong những vụ trước, đưa nhanh các giống lúa có chất lượng cao để làm hàng hóa,…). Dùng giống xác nhận của các đơn vị sản xuất, không nên dùng giống tự do để dễ bị sâu bệnh và năng xuất giảm do bị phân hóa giống.
Trong vụ Hè thu – mùa ở Nghệ An thực hiện theo thời vụ, vùng và cơ cấu giống (có trong đề án sản xuất vụ Hè thu – mùa 2020 sở NN&PTNT đã ban hành số 1070/SNN-ĐA ngày 9/4/2020) cơ bản như sau:
*Vùng Hè Thu chạy lụt: Diện tích khoảng 12.000 ha, tập trung ở các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Lộc, Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Đô Lương, TPVinh và rải rác ở một số huyện khác. Đối với vùng này cần tuân thủ chặt chẽ về lịch thời vụ, gieo mạ để cấy, sử dụng các giống cực ngắn ngày có thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày để cho thu hoạch trước 30/8 gồm các giống như:
- Lúa thuần: Khang dân đột biến; HN6; TBR279; DCG72 (Khang dân cải tiến);…- Lúa lai: LC270,…
* Vùng đất vàn: Đây là vùng Hè Thu thâm canh, cần sử dụng các giống có năng suất cao, thời gian sinh trưởng có thể dài hơn nhưng phải dưới 110 ngày để thu hoạch trước 15/9. Vùng này có thể sử dụng các giống sau:
- Lúa thuần: Thiên ưu 8; Vật tư – NA2; Vật tư – NA6; TBR225; LTH31; Hương thơm 1;…- Lúa lai: Nhị ưu 986; VT404; Thái xuyên 111; Phú ưu 978; …
* Vùng vàn cao ở đồng bằng, vùng ruộng lúa bán sơn địa: Có thể bố trí các giống thu hoạch sau 15/9.
Đối với vùng chủ động nước, ưu tiên sử dụng các giống có tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt như các giống cơ cấu ở vùng vàn và có thể sử dụng thêm một số giống dài ngày hơn như:
- Lúa thuần: Nếp 97; BC15; Nếp 87;...- Lúa lai: Kinh sở ưu 1588; Thụy hương 308; Nhị ưu 89;… Đối với vùng không chủ động nước, hạn hán nên sử dụng các giống ngắn ngày như vùng thấp lụt và giống có khả năng chịu hạn.
Lưu ý: Theo định hướng trên các địa phương (từng xã, thôn,...) nên lựa chọn những giống thật phù hợp với địa phương mình để chỉ đạo, khuyến cáo bà con nông dân thực hiện và chỉ nên bố trí trên mỗi cánh đồng 2 - 3 loại giống, mối xã 4-5 giống (trừ những vùng đặc thù) có thời gian sinh trưởng tương đương để gieo cấy bảo đảm thuận lợi cho việc chăm sóc, quản lý sâu - bệnh hại, thu hoạch.
2. Về kỹ thuật canh tác:
- Làm đất: Có thời gian nên cày lật đất phơi ải hoặc ngâm dầm để tạo kiều kiện phân hủy xác hữu cơ rơm rạ sau thu hoạch; trước lúc gieo cấy phải làm đất kỹ, phẳng mặt ruộng nhất là đối với ruộng gieo thẳng để bảo đảm nước ngập đều hạn chế cỏ mọc. Tuy nhiền, do áp lực về thời vụ sau thu hoạch lúa Xuân phải gieo cấy ngay nên khi thu hoạch lúa xuân cần gặt sát gốc rạ, vệ sinh sạch đồng ruộng để vừa dễ làm đất vừa tránh phân hủy xác hữu cơ gây ngộ độc cho lúa sau khi gieo cấy lúa.
- Phân bón: Căn cứ vào đặc điểm đất đai, đặc tính, tiềm năng năng suất của từng giống lúa để đầu tư đảm bảo yêu cầu của quy trình kỹ thuật thâm canh. Phân chuồng cần phải ngâm ủ trước cho phân hoai mục trước khi bón, bón vôi sau khi thu hoạch hoặc khi làm đất lần đầu, bón toàn bộ phân chuồng, lân, phân NPK hoặc phân đơn đạm, ka ly (theo quy trình) rồi tiến hành làm đất trước lúa gieo cấy. Bón cân đối để hạn chế sâu bệnh hại, trong thời gian sinh trưởng lúa có thể sử dụng thêm các chế phẩm phân vi lượng bón qua lá để bổ sung dinh dưỡng, tăng năng suất cây trồng.
- Khuyến khích áp dụng kỹ thuật thâm canh lúa tiên tiến như SRI, ICM,...(cấy mạ non, cấy ít dảnh, cấy thưa,…).
- Chỉ gieo thẳng lúa ở những vùng có điều kiện chủ động tưới tiêu và kinh nghiệm, gieo thưa tiết kiệm giống vừa dễ chăm sóc.
- Vùng cấy áp dụng các hình thức làm mạ như: mạ dược, mạ khay,…
3. Về phòng trừ dịch hại và cỏ dại:
Vụ Hè thu – Mùa 20 20 được dự báo tiềm ẩn nguy cơ nhiều loại dịch hại phát sinh gây hại như: Chuột, Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân 2 chấm, bệnh lùn sọc đen, bệnh bạc lá, khô vằn, đen lép hạt, ốc bươu vàng, keo, tuyến trùng rễ,…Để hạn chế thấp nhất thiệt hại cần chú ý thực hiện tốt việc sau:
- Cơ quan chuyên môn BVTV (tỉnh, huyện) ban hành phương án phòng chống, dự báo tình hình dịch hại ngay từ đầu vụ để các địa phương biết làm căn cứ theo dõi trên địa bàn, đồng thời phân công cán bộ bám sát địa bàn để điều tra, phát hiện, dự tích dự báo kịp thời các đối tượng và đưa ra biện pháp phòng chống có hiệu quả để tham mưu cho lãnh đạo các cấp có chủ trương chỉ đạo nông dân phòng chống. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, hưỡng dẫn bà con nông dân thực hiện phòng chống dịch hại theo nguyên tắc 4 đúng.
- Bà con nông dân: Phải thường xuyên thăm đồng để kịp thời phát hiện các hiện tượng, các đối tượng trên ruộng nhà mình và chủ động tham khảo ý kiến cán bộ kỹ thuật từ xã, huyện,…từ đó có biện pháp phòng trừ sớm có hiệu quả, cụ thể cho ruộng nhà mình.
+ Phòng trừ cỏ dại: giữ nước đều mặt ruộng từ 3 – 5cm sau gieo cấy hạn chế cỏ mọc; khuyến khích làm cỏ bằng tay, bằng cào,…kết hợp dặm tỉa lúa vừa hạn chế ô nhiễm môi trường vừa có tác dụng sục bùn tăng oxy trong đất, hạn chế nghẹt rễ,…Vùng cỏ nhiều có thể dụng thuốc trừ cỏ tiền nảy mẩm cho lúa gieo thẳng, thuốc hậu nảy mầm sớm, hậu nảy mầm muộn tùy vào từng ruộng và từng loại cỏ để lựa chọn loại thuốc cho phù hợp (tham khảo ý kiến cán bộ kỹ thuật).
+ Sử dụng các loại thuốc đặc hiệu theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn
+ Phòng trừ chuột: Thời gian gần đây chuột sinh sổi nảy nở nhiều thành dịch có nguy cơ gây hại nặng đến sản xuất vì vậy đầu vụ nên phát động phong trào toàn dân diệt chuột bằng nhiều hình thức như: Tổ chức đào bắt thủ công, dùng các loại bấy, dùng thuốc sinh học, hóa học (thuốc tự mua hoặc thuốc theo chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện, xã) song phải tổ chức thả tập trung trên quy mô lớn phạm vi toàn xã, toàn huyện mới có hiệu quả cao và phải đúng thời điểm (việc tổ chức thả bả thuốc diệt chuột phải có sự giám sát của cán bộ kỹ thuật huyện, xã, xóm để vừa bảo đảm hiệu quả vừa bảo đảm an toàn và thu gom chuột chết bảo vệ môi trường).
+ Trong thời gian sinh trưởng lúa: Đầu vụ chý ý các đối tượng ốc bươu vàng, rấy lưng trắng, bệnh lùn sọc đen, tuyến trùng rế, bọ trĩ, sâu keo,…Tiếp chú ý Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân nhất là thời kỳ lúa làm đòng trỗ; bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, Khô vằn, nhện ghé, rầy nâu, bệnh đen lép hạt.