Biến đồi hoang thành trang trại tiền tỷ

Thứ ba - 14/07/2020 21:22
(Hội NDNA) - Trong tổng số hơn sáu ngàn hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn thì mô hình kinh tế của ông Trương Đình Thống ở xóm Nam Thắng, xã Nghĩa Long là một trong những mô hình tiêu biểu nhất của huyện, bởi mô hình của ông không những phát triển kinh tế mà còn giải quyết nhiều việc làm cho lao động tại địa phương, giúp đỡ nhiều hộ nông dân thoát nghèo, mạnh dạn ứng dụng tiến bộ KHKT tiên tiến nhất trong trồng trọt, giám nghĩ, giám làm và táo bạo trong cách đầu tư.
Khi hỏi về quá trình hình thành mô hình, ông cho biết: Có được thành quả như bây giờ, quả thật là điều không dễ, tôi và gia đình đã từng trải qua nhiều gian khó, trong đầu tư xây dựng mô hình cũng đã nhiều lần thất bại, đến nay tôi cảm thấy yên tâm với mô hình này rồi và sẽ quyết tâm để duy trì và phát triển nó. 

Năm 1992 nhờ có chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chủ trương giao đất giao rừng cho hộ nông dân và các chính sách xoá đói, giảm nghèo. Ông Trương Đình Thống quyết định đầu tư phát triển mô hình kinh tế trang trại VAC-R, đồng thời phủ xanh đất trống, đồi trọc góp phần bảo vệ môi trường.
 
t20 cudc dang thi thuy hapct hnd huyen tham mo hinh cua ong thong
Đ/c Đặng Thị Thuý Hà - PCT Hội ND huyện thăm mô hình của ông Trương Đình Thống
Gia đình ông nhận 11 ha đất trống đồi trọc để trồng rừng; thầu 3 ha hồ đập của HTX Nông nghiệp để nuôi cá, chăn nuôi vịt lấy trứng và vịt đẻ. Với mô hình này, hiệu quả kinh tế hàng năm cũng chỉ đem lại thu nhập được vẻn vẹn trên 30 triệu đồng, không đủ cho gia đình ông trang trải cuộc sống.  

Đến năm 2005, ông mạnh giạn chuyển đổi 01 ha đất trồng rừng sang xây dựng trang trại chăn nuôi lợn với diện tích 1.000m2, mỗi năm xuất bán 1.500 con lợn thịt. Cứ nghĩ rằng với mô hình này, từ nay ông chỉ lo chăm sóc là có thể làm giàu được, nhưng với bao nhiêu công sức đổ ra, đến cuối năm 2014 do tình hình dịch bệnh, giá lợn hơi xuống quá thấp, ông phải bán đổ bán tháo đàn lợn với giá rẻ.

Lúc này ông suy nghĩ phải mạnh dạn, táo bạo hơn nữa và phải quyết tâm trong đầu tư xây dựng mô hình, ông đã bàn với vợ con phải làm lại từ đầu, phải chuyển hướng làm ăn cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Đầu năm 2015 gia đình ông bắt đầu với việc trồng 5,5 ha diện tích cam, bằng việc sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của ISREAL và sử dựng ứng dụng công nghệ thông tin trong điều khiển hệ thống tưới nhỏ giọt bằng điện thoại thông minh có kết nối mạng, các thiết bị cảm ứng và phần mềm điều khiển tự động từ xa. Với công nghệ này, giúp tiết kiệm 90% công lao động, trên 70% chi phí điện - nước và 30% lượng phân bón, đặc biệt không lo thiếu nước tưới.

Quả đúng như vậy, ông trời không phụ lòng người, vườn cam của ông được đầu tư, chăm sóc đúng cách nên không mấy chốc mà xanh mướt, tốt tươi. Đến cuối năm 2017 vườn cam của ông cho mùa thu hoạch đầu tiên với sản lượng gần 15 tấn. Đến nay, sản lượng hàng năm đạt từ 55-60 tấn, sau khi trừ chi phí lợi nhuận thu về từ 600-650 triệu đồng. Diện tích ao nuôi cá 03 ha, của gia đình vẫn được duy trì thả cá, hàng năm đánh bắt được khoảng từ 9-10 tấn cá, sau khi trừ chi phí lợi nhuận thu về từ 250-300 triệu đồng.

Với bản tính luôn muốn đầu tư và chưa muốn dừng lại ở đó, diện tích 10 ha đất trồng keo lai và bạch đàn của gia đình từ trước tới nay hiệu quả kinh tế mang lại không cao, nắm bắt được thị hiếu của giới trẻ và muốn được quảng bá hình ảnh Nghĩa Đàn với nhiều địa điểm Du lịch đẹp mắt, nằm trong tua Du lịch thăm đồi hoa hướng dương của Nhà máy chế biến sữa TH và các điểm Du lịch khác trên địa bàn huyện, nhằm tận dụng địa thế vườn đồi của gia đình, diện tích mặt nước ao cá rất thích hợp cho việc đầu tư mô hình Du lịch. Năm 2017 gia đình đã cải tạo 03 ha diện tích dưới tán rừng keo, bạch đàn để trồng các loại hoa, cây cảnh đầu tư vào mô hình Đồi hoa du lịch canh nông sinh thái. Đồi hoa của gia đình được trồng và chăm sóc quanh năm, lượng khách hàng năm chủ yếu tập trung từ tháng 6 đến tháng 12. Mô hình thu hút lượng du khách thập phương, với giá vé 25.000đ/lượt người, hàng năm thu hút từ 15.000-17.000 lượt người tham quan, lợi nhuận đem về sau khi đã trừ chi phí từ 450-550 triệu đồng.

Với mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình, hàng năm sau khi trừ chi phí đem về lợi nhuận từ 1,3-1,5 tỷ đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho 08 lao động với mức lương ổn định 4,5 triệu đồng/người/tháng, lao động thời vụ từ 15-20 người. Gia đình trực tiếp giúp đỡ cho 08 hộ nghèo tại địa phương thoát nghèo bằng các việc làm cụ thể như tạo điều kiện hỗ trợ về vốn, cung cấp giống cây cam, quýt, giống cá; hướng dẫn kỹ thuật trồng cam, quýt và nuôi cá cho các hộ gia đình góp phần giúp các hộ nghèo trong xóm thoát nghèo.

Với những thành tích đã đạt được ông đã từng được nhận nhiều khen thưởng cao quý của cấp huyện, cấp tỉnh và cấp trung ương, năm 2018 ông được tặng phần thưởng cao quý đó là Huân Chương Lao động hạng 3 của Chủ tịch nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được bình chọn là đại biểu tham dự Đai hội thi đua nước tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2020.

Thanh Tâm

(Hội ND huyện Nghĩa Đàn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập360
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm359
  • Hôm nay20,078
  • Tháng hiện tại679,023
  • Tổng lượt truy cập16,553,613
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây