Theo Công điện đề nghị UBND các huyện, thành phố, thị xã:
Tuyên truyền về dấu hiệu bệnh lý; phương pháp ngăn chặn và phòng, chống dịch bệnh; báo cáo ngay khi trâu, bò, dê có dấu hiệu bị bệnh, nghi bệnh; ; thường xuyên tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng hoặc sử dụng vôi bột để sát trùng khu vực chăn nuôi; Rà soát, thống kê toàn bộ các hộ chăn nuôi gia súc (trâu, bò) trên địa bàn; Tổ chức tốt công tác tiêm phong vụ Thu năm 2020; Thực hiện tốt tổng vệ sinh tiêu độc, khử trùng sau mưa lũ; Cử cán bộ xuống địa bàn để nắm tình hình dịch bệnh; Tăng cường kiểm tra, giám sát gia súc vận chuyển vào địa bàn; Quản lý vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, buôn bán động vật, sản phẩm động vật…
Đối với các địa phương khi có gia súc bị bệnh Viêm da nổi cục: Tổ chức tiêu hủy toàn bộ gia súc có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh viêm da nổi cục hoặc gia súc trong cùng địa bàn cấp xã (xã đã có gia súc dương tính với bệnh viêm da nổi cục) có biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm da nổi cục; tổ chức tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng, thuốc diệt côn trùng, ruồi, muỗi, ve, mòng.. liên tục trong vòng 3 tuần tại các hộ chăn nuôi có gia súc có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh; đồng thời tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng toàn bộ các vùng có nguy cơ cao, xung quanh hộ chăn nuôi có gia súc bị bệnh; khoanh vùng dịch, xã có dịch và lập chốt tạm thời để kiểm soát việc vận chuyển trâu, bò ra, vào xã có dịch, trường hợp cần thiết thành lập đội kiểm soát lưu động để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các trường hợp cố tình vận chuyển gia súc ra, vào các xã có dịch; tổ chức rà soát, thống kê các hộ chăn nuôi trâu, bò, dê, cừu trên địa bàn tất cả các địa phương đã phát hiện có bệnh viêm da nổi cục; trong đó lưu ý, ghi rõ thông tin tình trạng gia súc khỏe mạnh, gia súc có biểu hiện bị bệnh, thời gian xuất hiện các triệu chứng của bệnh, tình trạng xuất bán, giết mổ, vận chuyển gia súc ra khỏi địa bàn xã; tổ chức kê khai số lượng gia súc, đề nghị người chăn nuôi trên địa bàn xã có dịch cam kết không bán chạy, không giết mổ, không vứt xác gia súc chết, gia súc bệnh ra môi trường; tổ chức thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động giám sát gia súc có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh, kịp thời phát hiện, báo cáo chính quyền, cơ quan thú y và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; hằng ngày tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng hoặc sử dụng vôi bột để sát trùng khu vực nuôi; thực hiện các biện pháp kỹ thuật trong phòng, chống bệnh viêm da nổi cục theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn thú y.
Mời tải file đầy đủ tại đây:
http://hoinongdannghean.org.vn/laws/detail/Cong-dien-cua-UBND-tinh-ve-Phong-chong-benh-viem-da-noi-cuc-tren-trau-bo-118/