Những câu hỏi về dịch tả lợn châu Phi: Nguồn lây, phòng chống như thế nào?

Thứ sáu - 20/12/2019 20:59
Bệnh Dịch Tả Lợn Châu Phi ảnh hưởng đến tất cả các loại heo, ở tất cả các giống và độ tuổi. Nó xuất hiện trong trại chăn nuôi heo và heo hoang dã (như heo rừng châu Phi), heo rừng, heo ven sông châu Phi, heo rừng to châu Phi, lợn lòi Trung và Nam Mỹ.

Bệnh dịch tả lợn/ heo châu Phi (ASF) là gì?

Đây là một loại bệnh gây ra bởi một loại vi rút có ADN phức hợp của dòng vi rút họ Asfarviridae. Vi rút này có đặc tính đặc biệt đề kháng với môi trường mà không có biện pháp điều trị cũng như tới nay chưa có vắc xin phòng ngừa, và tỷ lệ chết lên đến 100% trong tất cả các trại heo. Với lý do này, bệnh Dịch Tả Lợn Châu Phi xuất hiện dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng đối với giới chức y tế và ngành công nghiệp về thịt heo.

Liệu bệnh Dịch Tả Lợn Châu Phi có ảnh hưởng đến con người hoặc những loài vật khác?

Nó không ảnh hưởng đến con người hoặc những động vật khác mà chỉ ảnh hưởng tới loài heo. Nhưng, con người và động vật khác có thể là yếu tố quan trọng trong việc gieo rắc bệnh này.

Hiện bệnh ASF xuất hiện tại bao nhiêu quốc gia?

Bệnh dịch tả lợn châu Phi đang xảy ra ở các khu vực châu Phi hạ Sahara. Qua nhiều thập kỷ, bệnh này đã xuất hiện và đã được xóa bỏ tại một số vùng ở châu Âu, biển Caribe và Brazin. Gần đây bệnh này đã lan tới nước Georgia từ năm 2007 và đến Liên Minh Châu Âu đi trực tiếp qua Nga, Belarus và Ukraina trong năm 2014, đến Rumani vào năm 2017, cho đến nay đa số bệnh nằm lại ở heo rừng hoang dã. Heo nuôi trang trại bị nhiễm bệnh được tìm thấy dấu hiệu đầu tiên vào mùa hè năm 2018 ở một số tỉnh của Trung Quốc, điều này dấy lên mối lo ngại toàn cầu về khởi đầu của đại dịch tại châu Á. Tháng 02/2019, bệnh xuất hiện lần đầu tiên ở Việt Nam và nhanh chóng lan rộng khắp cả nước.

 

nhung cau hoi ve dich ta lon chau phi: nguon lay, phong chong nhu the nao? hinh anh 2
Tới nay chưa có vắc xin phòng ngừa, và tỷ lệ chết lên đến 100% trong tất cả các trại heo.

Những triệu chứng lâm sàng của bệnh ASF là gì?

Thời gian ủ bệnh của bệnh Dịch Tả Lợn Châu Phi thường khoảng 5-15 ngày với những dấu hiệu chết xảy ra từ 6-13 ngày tính từ ngày khởi đầu của bệnh, và tỷ lệ nhiễm bệnh rất cao lên đến 100%. Những triệu chứng của bệnh gồm sốt cao, xuất huyết da và cơ quan nội tạng. Những triệu chứng lâm sàng khác có thể bao gồm chán ăn, ủ rũ, đỏ ở da tai, bụng, các chân, dấu hiệu bệnh hô hấp (kiệt sức), ói, chảy máu mũi, trực tràng, và một số dấu hiệu tiêu chảy. Xảy thai có thể xuất hiện trong thời kỳ đầu khi dịch bệnh nổ ra. Những thể vi rút độc lực trung bình có thể sinh ra triệu chứng ít mãnh liệt hơn nhưng tỷ lệ chết vẫn cao từ 30-70%. Những triệu chứng của bệnh mạn tính bao gồm giảm trọng lượng, sốt thất thường, dấu hiệu bệnh hô hấp, viêm da viêm khớp mãn tính.

Chẩn đoán bệnh ASF như thế nào?

Bệnh Dịch Tả Lợn Châu Phi về triệu chứng lâm sàng thì khó phân biệt với bệnh dịch tả lợn cổ điển, nó phải được chẩn đoán phân biệt tại phòng thí nghiệm. Phương pháp chẩn đoán có thể xác định trực tiếp vi rút bằng phát hiện kháng nguyên bởi kháng thể huỳnh quang, nuôi cấy tế bào, hoặc phát hiện bằng chuỗi phản ứng polymerase hóa (PCR). Kiểm tra huyết thanh học như trực tiếp kháng thể huỳnh quang hoặc ELISA có thể xác định thông qua kháng thể ASF trong mẫu máu được lấy từ sau khi heo nhiễm bệnh từ 8-21 ngày.

Bệnh ASF lây truyền như thế nào?

Sự lây truyền của ASF rất phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố, tuy nhiên con đường chính truyền bệnh được biết qua: việc con người đi lại từ những nơi có mối nguy tiềm tàng gây bệnh và con người vận chuyển thực phẩm nhiễm bệnh từ khu vực bị bệnh, đối với khoảng cách xa, và trực tiếp tiếp xúc giữa heo rừng mang bệnh hoặc heo nuôi mang bệnh với khoảng cách gần. Những yếu tố lây bệnh khác như những con bọ trong vùng cận nhiệt đới, nguồn nước nhiễm bẩn, thực phẩm và xe vận chuyển thức ăn bị nhiễm bẩn, và những đường lây truyền tương tự như các loại vi rút khác. 

2 con đường truyền bệnh

Trực tiếp

Tiếp xúc với heo rừng nhiễm bệnh​

Gián tiếp

Cỏ tươi và những hạt giống cũng có thể là mối nguy bị nhiễm từ bãi thải của những heo rừng bị nhiễm bệnh. Sản phẩm thịt heo: như chúng ta biết, ASF có thể đề kháng lại trong quá trình chế biến sản phẩm tươi, đông lạnh, thịt muối, thịt xông khói và sản phẩm xúc xích có thể bị nhiễm đối với heo nuôi hoặc heo hoang dã trong thời gian dài.

Những tế bào bị nhiễm bệnh như máu, tinh trùng, huyết thanh và chất thải thức ăn, những cơ sở sản xuất bị nhiễm, xe cộ, dụng cụ hoặc quần áo.

Côn trùng trực tiếp truyền bệnh (những con bọ rừng vùng cận nhiệt đới hoặc ruồi cắn)

Thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn có thể lây truyền bệnh ASF không?

Virus ASF đề kháng rất cao và có thể tồn tại từ 6 tháng, tới hàng năm trong nguyên liệu, ví dụ như sản phẩm thịt heo bị nhiễm bệnh không được nấu chín, và nó tồn tại lâu hơn nếu sản phẩm đông lạnh. Nó cũng được tìm thấy còn khả năng gây nhiễm bệnh trong vòng ít nhất nhất 30 ngày ở chuồng heo bỏ không do dịch bệnh.

Những thực phẩm chế biến hoặc nguyên liệu không qua chế biến, nấu chín từ thịt heo và ngũ cốc thu hoạch từ vùng có nhiễm bệnh từ lợn hoang sẽ hiện diện nguy cơ gây bệnh. Vi rút ASF đề kháng trung bình trong môi trường nhiệt và môi trường a xít. Những thức ăn thô không xử lý nhiệt như bắp, lõi ngô, cỏ khô, rơm hoặc ngũ cốc phơi từ khu vực rủi ro không nên được sử dụng. Một nghiên cứu gần đây (Dee et al., 2018) khuyến cáo rằng vi rút ASF có thể tồn tại 30 ngày vận chuyển trong nguyên liệu thức ăn sấy khô như bã đậu tương hoặc trong một số chất phụ gia thức ăn. Việc tập trung ngăn ngừa lây nhiễm nên bắt đầu từ những điểm mấu chốt trong chuỗi sản xuất, từ những tế bào heo bị nhiễm bệnh hoặc nguyên liệu bị nhiễm.

Khả năng thức ăn chăn nuôi gây lây nhiễm dịch bệnh là rất thấp vì trong quá trình sản xuất, nguyên liệu phải trải qua rất nhiều khâu kiểm định chất lượng và việc gia tăng quá trình gia nhiệt khi ép viên sẽ khiến virus ASF bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên khả năng xảy ra việc lây nhiễm có thể đến từ việc vận chuyển và bảo quản nguồn thức ăn không đúng cách tại chuồng trại.

Những mối nguy gì liên quan trong việc vận chuyển?

Khi vi rút ASF đề kháng cao thì nguy cơ lớn trong việc nhiễm bệnh lây truyền trực tiếp từ phương tiện vận chuyển đến từ những vùng nhiễm ASF. Vì thế các chuyên gia khuyến cáo rằng trước khi đi vào khu vực không bị nhiễm thì phương tiện cần phải được lau rửa sát trùng ở phía ngoài.

Con người có thể lây nhiễm và phát tán ASF không?

Bệnh không lây sang người, tuy nhiên chính con người có thể là mối nguy phát tán bệnh qua khoảng cách lớn, ví dụ con người mang những sản phẩm thịt bị nhiễm bệnh như xúc xích hoặc nguyên liệu, dụng cụ săn bắt từ những vùng có dịch bệnh ASF.

Nông dân và công nhân trại: nên tập trung vào an toàn sinh học, tránh tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp heo với thức ăn thừa. Trong trường hợp khi có dấu hiệu lâm sàng của bệnh, người nuôi nên báo cáo ngay tới những cơ quan thẩm quyền. Để ngăn ngừa bệnh thì việc vận chuyển gia súc, tinh, phôi ra khỏi những nhà máy, công ty sản xuất là việc không nên làm.

Đối với những người săn bắn: để vô hiệu hóa vi rút ASF, những dụng cụ săn bắn phải được rửa sạch bùn bụi sau đó đưa vào môi trường có nhiệt độ ít nhất 60 độ C trong vòng ít nhất 30 phút hoặc xử lý với thuốc sát trùng có tác dụng trên vi rút (như Virkon S 1% hoặc dung dịch clorit 2%) tùy theo nhà sản xuất khuyến cáo.
 

Hướng dẫn Kiểm soát vận chuyển lợn để nuôi làm giống, nuôi thương phẩm trong và ngoài vùng có bệnh Dịch tả lợn châu Phi

(Theo văn bản hướng dẫn số 4249/HD-BNN-TY của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 18/6/2019)

Nhằm triển khai một số giải pháp cấp bách trong phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn kiểm soát vận chuyển lợn để nuôi làm giống, nuôi thương phẩm trong và ngoài vùng có bệnh Dịch tả lợn châu Phi như sau:

Phòng bệnh tại cơ sở chăn nuôi xuất, bán lợn

-Có quy trình và thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học nhằm ngăn ngừa mầm bệnh DTLCP xâm nhiễm vào cơ sở chăn nuôi lợn.

-Thực hiện các biện pháp giám sát, phòng bệnh theo quy định của pháp luật.

-Kiểm soát vận chuyển lợn ra ngoài, vào trong vùng dịch

-Lợn có nguồn gốc từ cơ sở không nhiễm bệnh và phải lấy mẫu máu xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP trước khi vận chuyển ra ngoài.

-Lợn được vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng từ cơ sở sản xuất lợn đến trực tiếp cơ sở nuôi lợn.

-Phương tiện vận chuyển phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước khi ra, vào cơ sở chăn nuôi xuất bán lợn, cơ sở tiếp nhận lợn.

-Vận chuyển lợn ra vào vùng dịch trong địa bàn cấp tỉnh phải có xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP.
 nhung cau hoi ve dich ta lon chau phi: nguon lay, phong chong nhu the nao? hinh anh 3

Vận chuyển lợn có nguồn gốc từ tỉnh khác cần:

  • Kiểm tra âm tính với mầm bệnh DTLCP, và
  • Giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn, đồng thời
  • Thông báo kiểm dịch cho nơi đến trước khi vận chuyển.
  • Trường hợp vận chuyển từ tỉnh, thành phố có dịch phải Thông báo cho các địa phương về lộ trình vận chuyển lợn. Phương tiện vận chuyển phải đi theo lộ trình hướng dẫn của cơ quan thú ý địa phương.
  • Cơ sở tiếp nhận lợn nằm trong vùng dịch phải đáp ứng yêu cầu:
  • Là cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc cơ sở chăn nuôi đã đăng ký tham gia chương trình giám sát dịch bệnh hoặc cơ sở chăn nuôi có quy trình và thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.
  • Trước khi tiếp nhận lợn, chủ cơ sở chăn nuôi phải báo cáo với chính quyền địa phương và cơ quan thú ý để theo dõi, quản lý.

Căn cứ vào đặc điểm tình hình thực tế của địa phương, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo tổ chức thực hiện, đảm bảo không lây lan dịch bệnh.

 

Giá heo hơi hôm nay 21/12 tại miền Bắc: Quay đầu giảm?

Có mặt tại chợ đầu mối gia súc, gia cầm Hà Nam (hay còn gọi là chợ lợn miền Bắc), PV Dân Việt ghi nhận giá lợn hơi hôm nay đã giảm khá nhiều so với mấy ngày đầu tuần. Cụ thể, giá lợn hơi loại 1 khoảng trên dưới 140kg/con có giá 94.000 đồng/kg, lợn loại 2,3 có giá thấp hơn từ 2.000 đồng đến 3.000 đồng/kg.

"Thực tế ở các địa phương miền Bắc còn rất ít hàng mà lượng lợn về chợ chủ yếu được đưa từ miền Trung, miền Nam ra, nhưng hàng cũng không có nhiều nên chúng tôi phải mua bán rất cầm chừng", ông Nguyễn Văn Tuấn, một lái buôn heo ở huyện Bình Lục (Hà Nam) chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Thái, chủ một trại lợn ở Kim Động (Hưng Yên) cho biết, đến thời điểm này giá lợn hơi tại địa bàn đã giảm khoảng 2.000 đồng/kg so với đầu tuần, theo đó loại lợn siêu đẹp giá khoảng 93.000 - 94.000 đồng/kg.

Theo ông Thái, nguyên nhân lợn hơi giảm giá có thể là do thịt lợn nhập khẩu đông lạnh về nhiều, giá rẻ hơn, thịt nội khó cạnh tranh được.

"Cũng không loại trừ phương án các doanh nghiệp, công ty chăn nuôi lớn ở Việt Nam đang thao túng điều chỉnh giá lợn xuống", ông Thái nói.

Hà Vũ

Nguồn tin: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập123
  • Hôm nay11,811
  • Tháng hiện tại328,844
  • Tổng lượt truy cập14,982,738
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây