Toàn cảnh Hội nghị tập huấn
Tại buổi tấp huấn, các học viên được giới thiệu quy trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp quy mô hộ gia đình; Quy trình sử dụng chế phẩm vi sinh vật Biogreen xử lý tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong đất trồng rau; Giới thiệu một số nội dung KHCN áp dụng vào đời sống sản xuất.
Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón mà các hộ nông dân có thể tự làm từ các loại phế thải như chất thải gia súc, gia cầm, rơm rạ, cây dưa hấu, cây su su… được ủ với chế phẩm vi sinh, dùng để bón vào đất, làm tăng độ phì nhiêu, làm giảm ô nhiễm môi trường. Vai trò của chất hữu cơ trong đất còn cung cấp dinh dưỡng thường xuyên và là kho dự trữ dinh dưỡng lâu dài của cây trồng cũng như vi sinh vật đất, kích thích sự phát triển của bộ rể cây trồng.
Sau phần lý thuyết học viên được thực hành quy trình kỹ thuật sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp. Kỹ thuật ủ phân hữu cơ vi sinh gồm các khâu như: chuẩn bị nguyên liệu; chọn vị trí ủ; trộn phế phẩm với nguyên liệu ủ; che phủ đống phân ủ, đảo trộn phân và bảo quản.
Thực hành quy trình ứng dụng chế phẩm sinh học xử lý phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh
Thông qua tập huấn, các học viên sẽ tiếp thu được các kỹ thuật cơ bản về quy trình ứng dụng chế phẩm sinh học xử lý phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ đó các học viên sẽ là các tuyên truyền viên tích cực tuyền truyền, vận động hướng dẫn cho các hội viên nông dân khác triển khai thực hiện góp phần tiết kiệm chi phí trong sản xuất và bảo vệ môi trường nông thôn.