Nghĩa tình nhà nông trong đại dịch

Thứ ba - 08/03/2022 20:08
(Hội NDNA) - Người dân nhiều địa phương trong tỉnh đang cùng nhau giúp các nông dân là F0, F1 cách ly y tế bằng cách chăm sóc vật nuôi, tỉa dặm lúa vụ đông xuân. Đây là hoạt động ý nghĩa, mang tính nhân văn sâu sắc, góp phần cùng bà con vượt qua khó khăn, đẩy lùi dịch Covid-19.
Vai trò các Tổ Nông vụ

Mấy hôm trước, chị Mộng Thị Tuyết ở bản Sơn Thành, xã Tà Cạ (Kỳ Sơn) xét nghiệm dương tính với Covid-19. Các thành viên trong gia đình là F1, cùng cách ly y tế tại nhà. Điều khiến chị lo lắng là đàn gia súc, gia cầm không có người chăm sóc trong những ngày giá rét này. Lo lắng của chị đã được giải tỏa khi được Tổ Nông vụ của Hội Nông dân xã Tà Cạ phân công hội viên đến gia cố chuồng trại, chăm sóc cho đàn lợn và đàn gà ăn hàng ngày. “Tôi phải cách ly nên không đi ra ngoài chuẩn bị thức ăn cho đàn lợn 60 con và đàn gà 120 con. May được Tổ Nông vụ của Hội Nông dân xã đến hỗ trợ gia cố chuồng trại, cho đàn lợn, đàn gà ăn hàng ngày nên đàn vật nuôi của gia đình phát triển tốt”- Chị Mộng Thị Tuyết cho biết.
 
chua co ten
Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh - Nguyễn Quang Tùng thăm hỏi hội viên chuẩn bị thức ăn, phòng chống rét cho gia súc
Đến gia đình chị Lương Thị Mai ở bản Sơn Thành, xã Tà Cạ (Kỳ Sơn), một phụ nữ neo đơn nghèo sống cạnh khu rừng, ngôi nhà tứ bề lộng gió trong giá rét. Hơn 3 năm trước, nhờ sự hướng dẫn của Hội Nông dân xã, chị mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội mua được 1 con bò cái, nay đã sinh sản ra được 2 chú bê con. Chị gửi gắm niềm hy vọng và niềm vui mỗi ngày qua việc chăm sóc và nhìn thấy những chú bê trưởng thành. Khi cái lạnh tràn về cái chuồng bò tứ phía lộng gió. Biết được hoàn cảnh của chị, Tổ Nông vụ của Hội Nông dân xã đến giúp chị mua bạt gia cố lại chuồng bò; hướng dẫn chị chăm sóc bò lúc trời rét như: mặc áo cho bò, cho bò ăn cháo muối, uống nước gừng, ăn thêm chất xơ và những thức ăn nhiều tinh bột…Chị vui mừng lùa 3 con bò về, quàng chiếc áo len cũ rách lên ngang thân chú bê con để cố giữ ấm cho nó, chị đi nấu cháo và làm nước gừng cho bò uống. “Mình lo quá. Nay thì đã ổn rồi, cảm ơn Tổ Nông vụ nhiều lắm”- chị Mai xúc động nói.

Là địa bàn miền núi cao, địa hình khó khăn, thời tiết khắc nghiệt, đợt giá lạnh này đúng vào dịp khi dịch Covid -19 diễn biến phức tạp nhiều người dân nhiễm Covid-19 ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất. Nhằm giúp đỡ hội viên F0, F1 phải cách ly y tế, Hội Nông dân huyện Kỳ Sơn đã có công văn chỉ đạo các cấp hội thành lập Tổ Nông vụ giúp nhau vượt qua đại dịch Covid-19. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền qua các kênh cách phòng, chống rét cho vật nuôi, cây trồng, vừa tăng cường đến trực tiếp các hộ dân kiểm tra để có biện pháp hỗ trợ kịp thời. Những ngày qua, thời tiết mưa giá rét nhưng cán bộ Hội Nông dân huyện và các xã cùng người dân vào rừng tìm trâu, bò đốt củi sưởi ấm phục hồi những con gia súc đang hấp hối do thời tiết giá lạnh, lùa gia súc về cho người dân. Các thành viên của tổ thay phiên nhau chăm sóc cho trâu, bò, lợn, gà ăn, gia cố chuồng trại, lùa trâu, bò ở trong rừng về chuồng.

Để hỗ trợ hội viên, Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ 10 triệu đồng vật tư chống rét cho vật nuôi của huyện Kỳ Sơn. Theo đó, Hội Nông dân huyện chọn 5 xã đặc biệt khó khăn: Nậm Cắn, Keng Đu, Bảo Nam, Tà Cạ, Mường Típ để hỗ trợ nông dân vật tư chống rét cho vật nuôi. Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Kỳ Sơn Phan Thị Hồng Thơm chia sẻ: Nhiều gia đình là F0 hoặc F1, buộc phải đi điều trị và cách ly nên họ rất nóng lòng, lo lắng không chỉ vì sức khỏe mà còn là kinh tế bị ảnh hưởng, họ không thể trực tiếp thu hoạch nông sản và chăm sóc vật nuôi. Nếu không có giải pháp kịp thời thì thiệt hại kinh tế nặng nề. Với sự hỗ trợ của các Tổ Nông vụ, 46 hộ là những trường hợp F0 gồm người già, phụ nữ neo đơn, có hoàn cảnh khó khăn đã được Tổ Nông vụ giúp đỡ, đến nay những hộ này chưa bị thiệt hại về vật nuôi do thời tiết giá rét.
 
nong dan xa tam quang huyen tuong duong lam co ngo giup cac ho gia dinh bi covid 19
Nông dân xã Tam Quang, huyện Tương Dương làm cỏ ngô giúp các hộ gia đình bị covid - 19
Lan tỏa nhiều hành động đẹp

Giúp đỡ hội viên nông dân là F0, F1 bằng những việc làm như gieo cấy vụ lúa đông xuân, ra đồng chặt ngô về cho gia súc ăn, gia cố chuồng trại,… là những việc được các cấp Hội Nông dân huyện Tân Kỳ triển khai và lan tỏa nhiều hành động đẹp, việc làm hay ở các cơ sở hội trong những ngày qua. Gia đình anh Thống, chị Nga ở xóm Hồng Sơn, xã Nghĩa Hợp, huyện Tân Kỳ có con bị F0, các thành viên là F1, phải cách ly y tế. Để giúp gia đình anh, Chi hội Nông dân xóm Hồng Sơn đã cử các hội viên chặt cỏ, ngô phục vụ chăn nuôi.

Những ngày qua, tình hình dịch Covid - 19 diễn biến phức tạp, khiến hàng nghìn nông dân trên địa bàn tỉnh không thể ra đồng chăm sóc cây trồng, vật nuôi.  Để chia sẻ những khó khăn đó với người nông dân, Hội Nông dân các cấp đã thành lập các Tổ Nông dân giúp nhau vượt qua đại dịch (Tổ Nông vụ) huy động hội viên xuống đồng giúp nông dân cấy lúa, chăm sóc vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại trước diễn biến phức tạp của thiên tai gây ra và còn giúp cho nhân dân đang thực hiện cách ly y tế yên tâm. Hội Nông dân các xã miền núi cao đã triển khai hoạt động "Áo ấm cho trâu, bò"; tổ chức triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ bà con nông dân thực hiện các công tác phòng chống rét cho đàn gia súc.
 
trao vat tu chong ret cho vat nuoi tai huyen con cuong
Đ/c Nguyễn Quang Tùng - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh trao vật tư chống rét cho vật nuôi tại huyện Con Cuông
Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh - Nguyễn Quang Tùng chia sẻ: Trong khó khăn, tinh thần “tương thân, tương ái” luôn được phát huy. Hội Nông dân các cấp đã có nhiều việc làm hết sức thiết thực, ý nghĩa, kịp thời, khẳng định trách nhiệm, vì cuộc sống cộng đồng như: hỗ trợ chăm sóc vật nuôi; đi chợ giúp dân; gieo cấy lúa. Đặc biệt là đối với các huyện miền núi cao, hội viên nông dân còn gặp nhiều khó khăn, chuồng trại chăn nuôi còn sơ sài, Hội Nông dân tỉnh phát động các cấp hội hướng dẫn bà con may “áo ấm” bằng bạt và các loại chăn, áo, bao tải cũ. Tỉnh hội hỗ trợ cho Hội Nông dân 5 huyện miền núi cao gồm: Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Quỳ Châu và Quế Phong, may 4.000 chiếc “áo ấm” cho trâu, bò tặng cho các hộ nông dân chăn nuôi có hoàn cảnh khó khăn. Những việc làm của các các hội viên đã được lan tỏa, thể hiện tinh thần đoàn kết, tạo được lòng tin, góp phần giúp hội viên tự tin, vượt qua khó khăn và chiến thắng đại dịch.

Lê Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập201
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm198
  • Hôm nay37,362
  • Tháng hiện tại71,765
  • Tổng lượt truy cập15,212,647
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây