Đ/c Nguyễn Khắc sỹ - Chủ tịch Hội Nông dân huyện tập huấn mô hình từ nguồn vốn vay Ngân hàng chính sách xã hội
Thông qua việc thực hiện ủy thác đối với Ngân hàng Chính sách xã hội, Hội Nông dân từ huyện đến cơ sở đã tập trung đẩy mạnh các phong trào thi đua, trọng tâm là phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; tập trung phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thụât, công nghệ mới vào sản xuất, kết quả 05 năm tổ chức được 75 lớp/ 5.700 lượt hội viên, nông dân tham dự, trong đó có hộ nghèo, cận nghèo và hộ gia đình chính sách khác; qua đó đã giúp hội viên, nông dân nắm bắt nhiều kiến thức và áp dụng KH có hiệu quả vào trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản. Phối hợp với Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ Hội nông dân tỉnh và Trung cấp dân tộc nội trú Nghệ an mở được trên 41 lớp dạy nghề và cấp giấy chứng nhận nghề cho 1.239 hội viên, nông dân về về kỹ thuật trồng nấm, trồng mướp, nấu ăn, chăn nuôi, thú y, trồng rau an toàn, dệt thổ cẩm….Từ nguồn vốn vay của NHCSXH huyện đã tạo điều kiện và động lực khích lệ hội viên nông dân mạnh dạn đầu tư, tích cực lao động sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp; thực hiện tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, góp phần tích cực làm cho số hộ nông dân khá, giàu của huyện tăng lên, số hộ nghèo giảm đáng kể. Thông qua hoạt động của tổ TK&VV đã quy tụ, tập hợp hội viên tham gia vào tổ chức Hội ngày càng cao, góp phần vào việc xây dựng cơ sở hội ngày càng vững mạnh, góp phần củng cố niềm tin, tình đoàn kết, tích cực.
Kiểm tra nguồn vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội tại xã Lạng Khê
Nhờ phát huy nguồn vốn có hiệu quả với các mô hình phát triển kinh tế, các hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác đã ổn định cuộc sống và giảm nguy cơ tái nghèo, có hộ vươn lên làm giàu bằng những mô hình kinh tế hiệu quả. Bên cạnh đó, NHCSXH còn áp dụng chương trình tín dụng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, chương trình cho vay hỗ trợ việc làm, nước sạch và vệ sinh môi trường và các chương trình tín dụng ưu đãi khác… Chất lượng tín dụng luôn được quan tâm và cải thiện. Tính đến nay, Hội Nông dan huyện có 82 tổ tiết kiệm và vay vốn, tổng dư nợ của huyện đạt 204,019 tỷ đồng, tăng so với đầu năm 2024 là 14,815 tỷ đồng với 3.264 lượt hộ hội viên nông dân vay vốn. Nhằm góp phần nâng cao đời sống hội viên, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Hội và nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội, trong thời gian tới Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện tiếp tục phối hợp tốt với Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện; chỉ đạo Hội cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đến hội viên, nông dân; nắm chắc tình hình hoạt động của Tổ TK&VV, củng cố kịp thời Tổ trưởng hoạt động kém hiệu quả; thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát; nhắc nhở các tổ thực hiện tốt qui chế hoạt động, tham gia đầy đủ các cuộc họp giao ban tại xã, thị trấn hàng tháng. Thực hiện kiểm tra theo chuyên đề hoặc kiểm tra lồng ghép đảm bảo tỷ lệ theo kế hoạch đề ra, tham gia chứng kiến các phiên giao dịch và giao ban với Ngân hàng Chính sách xã hội đầy đủ theo quy định. Thường xuyên đôn đốc các tổ thu hồi nợ lãi tồn đọng, không để nợ quá hạn, nợ xấu xảy ra trong tổ chức Hội góp phần làm tốt công tác quản lý nguồn vốn tại địa phương. Tham gia bình xét cho vay đảm bảo đúng đối tượng, sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả. Duy trì, nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả, phối hợp với các cơ quan chức năng thường xuyên mở các lớp nghề, lớp tập huấn chuyển giao khoa học – kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi cho hội viên nông dân, các thành viên vay vốn để ứng dụng vào sản xuất có hiệu quả nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội ở địạ phương.
Cán bộ kỹ thuật của công ty cổ phần GREEN SOLUTION CENTRAL hướng dẫn bà con cách trồng mướp