Thứ trưởng Bộ NNPTNT: Đảm bảo an toàn sinh học mới nuôi lợn trở lại

Thứ năm - 19/09/2019 00:11
Đó là khuyến cáo của Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến trước nhu cầu tái đàn lợn đang rất cao của người dân. Theo ông Tiến, dịch tả lợn châu Phi là loại dịch bệnh nguy hiểm, chưa có vaccine phòng bệnh, đường lây truyền phức tạp nên không thể chủ quan.
thu truong bo nnptnt: dam bao an toan sinh hoc moi nuoi lon tro lai hinh anh 1
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến

Trong thời gian qua, chúng ta đã có những giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học để kiểm soát dịch tả lợn châu Phi (DLTCP). Hiện nay, giá lợn hơi đang tăng cao, nhiều nông dân nôn nóng có tư tưởng tái đàn. Quan điểm của Bộ về vấn đề này như thế nào, thưa ông?

- Sau 7 tháng chống dịch quyết liệt, đến nay, tỷ lệ tiêu hủy lợn do DTLCP đã giảm rõ rệt. Tổng kết tiêu hủy lợn do bệnh dịch này trong tháng 8 so với tháng 7 giảm 20%, so với tháng 5 - 6 giảm từ 35 - 40%. Đó là số liệu rất khả quan về việc đẩy mạnh chăn nuôi lợn an toàn sinh học thích ứng với bệnh DTLCP. 

thu truong bo nnptnt: dam bao an toan sinh hoc moi nuoi lon tro lai hinh anh 2
Bộ trưởng NNPTNT (thứ 3 từ phải) và đoàn Bộ NNPTNT kiểm tra mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học.  Ảnh: T.N

 

"Tại thị trường trong nước, cũng có những dự báo giá lợn hơi sẽ lên cao, thậm chí rất cao. Tuy nhiên, 1 tháng qua, giá lợn hơi vẫn quanh mức 48.000 - 50.000 đồng/kg, cho thấy sức cung vẫn còn”.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiế

Bên cạnh đó, với một chùm cơ chế chính sách và một loạt các hướng dẫn về vận chuyển, giết mổ… sát thực tiễn nên hiệu quả chống dịch rất rõ nét. Tuy nhiên, đây là dịch bệnh nguy hiểm, chưa có vaccine phòng bệnh, đường lây truyền rất phức tạp nên chúng ta không thể chủ quan; vẫn phải duy trì, tăng cường phòng chống DTLCP. Quan điểm của chúng tôi là chỉ nên tái đàn ở những cơ sở chăn nuôi đảm bảo đủ điều kiện an toàn sinh học.

Thực tế cũng chỉ ra rằng,  với những cơ sở trang trại chăn nuôi làm tốt công tác an toàn sinh học, đến nay cơ bản giữ được an toàn dịch bệnh đối với bệnh DTLCP.

Về quy trình tái đàn lợn tại các địa phương, phía Bộ NNPTNT có lưu ý gì?

- Chăn nuôi lợn vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu thịt và bữa ăn của người Việt, nếu không có giải pháp kịp thời thì nguy cơ thiếu thịt là rất lớn, nhất là  dịp cuối năm 2019 và năm 2020. Nhưng có tín hiệu  mừng là trải qua 8 tháng DTLCP xảy ra, từ thực tiễn đã xuất hiện rất nhiều mô hình chăn nuôi an toàn sinh học thích ứng, thích nghi được với DTLCP, như mô hình của Tập đoàn Quế Lâm, Amavet, Phân viện Chăn nuôi phía Nam…

Trong quá trình tái đàn, Bộ đã có hướng dẫn vận chuyển giống; hỗ trợ cho các đơn vị nuôi giữ giống cụ kỵ, ông bà để đảm bảo an toàn sinh học. Do đó, các cơ sở nuôi giống cụ kỵ, ông bà thời gian vừa qua cơ bản giữ được. Việc này đảm bảo nguồn giống chất lượng, an toàn sinh học có đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất.

Với việc phát triển chăn nuôi lợn an toàn sinh học được nhân rộng tại các tỉnh thành trong cả nước, cùng với việc phát triển chăn nuôi đại gia súc, thủy sản, gia cầm, dự báo lượng thực phẩm được cung cấp trong dịp tết sắp tới sẽ đáp ứng được cơ bản nhu cầu của xã hội và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ ở mức chúng ta chấp nhận được.

Giá lợn hơi tại Trung Quốc đang tăng lên rất cao, liệu có ảnh hưởng gì đến giá lợn hơi của thị trường Việt Nam không?

- Theo thông tin, giá lợn tại thị trường Trung Quốc đang tăng rất cao, có nơi lên đến gần 100.000 đồng/kg thịt lợn hơi. Tuy nhiên, vừa rồi Trung Quốc siết chặt nhập khẩu qua được tiểu ngạch, đồng thời họ nhập khẩu thực phẩm vào phải truy xuất được nguồn gốc, vừa đảm bảo an toàn thực phẩm. Do đó, việc buôn bán tiểu ngạch hạn chế, nhưng ảnh hưởng đến thị trường Việt Nam là không lớn.

Với tình hình hiện nay, dự kiến dịp Tết Nguyên đán chúng ta có thiếu thịt nhiều không, thưa ông?

- Nếu nói thiếu bao nhiêu thì vẫn chưa có căn cứ để tính, nhưng từ thực tiễn, dự báo giá thịt lợn sẽ tăng cao, nhưng giá lợn hơi vẫn ở mức 48.000 - 50.000 đồng/kg, trong khi sức tiêu thụ tăng. Điều này cho thấy, số lợn còn lại khoảng 93%, cùng với đẩy mạnh chăn nuôi đại gia súc, thủy sản, chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi lợn an toàn sinh học thì chưa đáng lo ngại về nguồn cung.

Từ nay đến cuối năm, để đảm bảo được sản lượng thịt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, giảm áp lực từ việc tăng giá thịt lợn lên chỉ số giá tiêu dùng, Bộ NNPTNT đã có những giải pháp gì?

- Ngay từ khi có dịch, Chính phủ, Bộ NNPTNT đã chỉ đạo tái cơ cấu ngành chăn nuôi. Trong đó về phát triển chăn nuôi đại gia súc, sau 8 tháng đã có tốc tăng trưởng khoảng 3% về sản lượng. Chăn nuôi gia cầm cũng được đẩy mạnh với tốc độ tăng trưởng khoảng 10%, dự kiến từ nay đến cuối năm sẽ tăng từ 11 - 13%, với 409 triệu con gia cầm, 11,6 tỷ quả trứng sẽ phần nào bù đắp được thiếu hụt nguồn cung từ thịt lợn.

Việc nuôi trồng thủy sản cũng được đẩy mạnh, 8 tháng vừa qua, sản lượng đã tăng trưởng 5,7%, và dự kiến trong cả năm 2019 này, sản lượng thủy sản sẽ tăng 8%, đảm bảo cả chỉ tiêu xuất khẩu và tăng trưởng.

Xin cảm ơn ông!

Anh Thơ

Nguồn tin: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập193
  • Hôm nay33,599
  • Tháng hiện tại692,544
  • Tổng lượt truy cập16,567,134
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây