“Nông dân giàu thì nước ta giàu”

Chủ nhật - 17/07/2022 22:31
(Hội NDNA) - “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế ta lấy canh nông làm gốc... Nông dân giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh. Nông dân muốn giàu, nông nghiệp muốn thịnh, thì cần phải có hợp tác xã…”.
Trong “Thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam”, Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cơ sở thấy rõ tầm quan trọng của người nông dân, ngành nông nghiệp đã viết: “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế ta lấy canh nông làm gốc... Nông dân giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh. Nông dân muốn giàu, nông nghiệp muốn thịnh, thì cần phải có hợp tác xã…”.

Người cho rằng, để phát triển nông nghiệp, cải thiện đời sống nông dân thì cần phải phát triển thêm các nghề phụ gia đình ở nông thôn. Người nhấn mạnh: “Miếng vườn của mỗi gia đình xã viên và các loại nghề phụ là nguồn lợi để tăng thu nhập”; “phải chú ý vận động đồng bào trồng cây ăn quả như: cam, chanh, chuối… và trồng cây lấy gỗ như: xoan, tre...”… Người lưu ý: Nông nghiệp và Công nghiệp như hai chân của con người, hai chân có mạnh thì đi mới vững chắc.

Người chỉ rõ: “Phải lấy nông nghiệp làm chính, nhưng phải toàn diện, phải chú ý các mặt công nghiệp, thương nghiệp, tài chính, ngân hàng, giao thông, kiến trúc, văn hóa, giáo dục, y tế… các ngành này phải lấy phục vụ nông nghiệp làm trung tâm. Nông thôn tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm thì ngày càng giàu có. Nông thôn giàu có sẽ mua nhiều hàng hóa của công nghiệp sản xuất ra. Đồng thời sẽ cung cấp đầy đủ lương thực, nguyên liệu cho công nghiệp và thành thị. Như thế là nông thôn giàu có giúp cho công nghiệp phát triển”.

Qua những trích dẫn trên có thể thấy rất rõ quan điểm, tư tưởng và giải pháp của Bác trong việc giúp nông dân giàu có, tạo cơ sở cho công nghiệp và đất nước phát triển. 

Trong suốt hành trình của cách mạng nước ta, kể từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa , nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ra đời đến nay, dù trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ 30 năm, tiếp đó là giai đoạn đổi mới nhưng tư tưởng xuyên suốt vẫn là phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn với chủ thể là người nông dân có đời sống ngày càng được nâng cao về mọi mặt.

Đặc biệt, qua hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới (từ năm 1986 đến nay), nền nông nghiệp nước ta cơ bản đã chuyển sang sản xuất hàng hóa với tốc độ tăng trưởng khá cao và liên tục trong nhiều năm đã dần dần nâng cao mức sống của nhân dân nói chung và người nông dân nói riêng. Từ nước nghèo có thu nhập thấp, bình quân khoảng 200 USD/người /năm những năm 1990, hiện giờ thu nhập bình quân của ta đã đạt trên 2.500 USD và nước ta đã vươn lên là nước có thu nhập trung bình thấp. Bên cạnh những thành tựu thì sản xuất nông nghiệp nước ta vẫn còn nhiều bất cập: quy mô sản xuất còn nhỏ, phân tán, trình độ khoa học công nghệ thấp, sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản yếu, giá trị gia tăng thấp và thu nhập của nông dân vẫn thấp so với mặt bằng chung 33 triệu đồng/người/năm so với 50 triệu đồng/người/năm).

Tiếp nối tư tưởng của Bác, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng khẳng định: “Đẩy nhanh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp sinh thái phát triển toàn diện cả về nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh và tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy ứng dụng sâu rộng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất, quản lý nông nghiệp và đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, bảo đảm chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài; nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân”.

Thực tế giai đoạn hiện nay thấy việc tăng trưởng kinh tế nói chung và giá trị ngành nông nghiệp nói riêng phải dựa vào tăng năng suất lao động, tăng giá trị sản phẩm chứ không phải là mở rộng diện tích. Để tăng năng suất lao động và giá trị sản phẩm thì điều cốt lõi là phải dựa vào sự hỗ trợ của khoa học, công nghệ, nhất là khi thế giới đã bước vào giai đoạn cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Thực tế cho thấy, nhờ áp dụng khoa học công nghệ, liên kết theo chuỗi với hợp tác xã và doanh nghiệp là đầu tàu, nhiều cá nhân, đơn vị với mô hình sản xuất phù hợp đã tạo nên giá trị hàng trăm triệu đồng trên 1 hecta canh tác. Nếu diện tích canh tác của ta được áp dụng công nghệ tiên tiến và sự liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp chế biến thì giá trị gia tăng của nông sản Việt sẽ tăng và chắc chắn nông dân ta sẽ giàu, nước ta cũng giàu.
 

Thu Hoài

Nguồn: baoapbac

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập155
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm154
  • Hôm nay20,219
  • Tháng hiện tại471,101
  • Tổng lượt truy cập15,611,983
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây