Quy trình và kỹ thuật sản xuất phân bón hữu cơ từ bã dong riềng và nghệ

Thứ sáu - 07/06/2024 03:59
(Hội NDNA) - Việc thu gom, xử lý phụ phẩm trong sản xuất, chế biến Dong riềng và Nghệ làm phân bón hữu cơ vừa mang lại những lợi ích về hiệu quả kinh tế vừa giảm đáng kể ô nhiễm môi trường.
Bước 1 . Chuẩn bị vị trí và nguyên liệu ủ

- Lựa chọn vị trí ủ 

- Nguyên liệu: bã Dong riềng/bã Nghệ; chế phẩm vi sinh; các  chất phụ gia: vôi bột, mật rỉ đường (đường vàng), đạm, lân, kali,  phân chuồng (phân gia súc gia cầm: Trâu, bò, lợn, dê…vịt, gà, ngan  …) hoặc thân, lá Dong riềng/thân, lá Nghệ.

+ Thiết bị, dụng cụ

Bước 2 . Xử lý nguyên liệu 

+ Bã Dong riềng/bã Nghệ được xử lý làm khô giảm độ ẩm (độ  ẩm 50-60%).

+ Chế phẩm vi sinh: xử lý theo khuyến cáo in trên bao bì, nhãn  mác của chế phẩm được chọn.

Bước 3. Phối trộn nguyên liệu tạo đống ủ

+ Phối trộn nguyên liệu đã xử lý với chế phẩm vi sinh và các  chất phụ gia tạo thành đống ủ theo hình khối chữ nhật hoặc hình  nón cụt nhưng không được nén chặt, sau đó dùng bạt tối màu che  phủ kín bề mặt đống ủ để nhiệt độ tăng dần lên 40 đến 500C.

+ Phủ bạt đống ủ để che mưa nắng và giữ nhiệt cho đống ủ.  Bước 4 – Bước 4. Theo dõi, đảo trộn đống ủ

+ Sau khi ủ từ 7-10 ngày tiến hành kiểm tra, đảo trộn lần 1 và  nếu nguyên liệu khô cần tưới bổ sung nước, nếu quá ướt dùng cây  hoặc cào khêu cho đống phân thoáng khí thoát hơi nhanh.

+ Đảo trộn định kỳ từ sau 7-10 ngày tiếp theo (2-3 lần)

Bước 5. Kiểm tra độ chín đống ủ

+ Sau 45 – 60 ngày kiểm tra đọ chín và tính chất cảm quan của  phân ủ nếu thấy hỗ hợp nguyên liệu hoai hoàn toàn là được. Phân  hoai tạo mùn, tơi xốp, không có mùi hôi. Sản phẩm tạo ra là phân  hữu cơ.
 

TTKN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập53
  • Hôm nay10,640
  • Tháng hiện tại323,197
  • Tổng lượt truy cập15,464,079
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây