Các cấp hội nông dân huyện Tương Dương tiếp sức cho nông dân xây dựng mô hình kinh tế hiệu quả

Thứ hai - 28/04/2025 22:10
(Hội NDNA) - Nhằm hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, các cấp hội nông dân huyện Tương Dương đã tập trung tuyên truyền, vận động để hội viên, nông dân thay đổi nhận thức trong việc tham gia thực hiện phát triển các mô hình theo hướng hiệu quả kinh tế, tạo chuyển biến tích cực trong tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần vào thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại địa phương…
mo hinh nuoi dui ho anh vang van cuong ban khoi xa tam thai
Mô hình nuôi Dúi của gia đình chị Lô Thị Xoan, Chi hội trưởng chi hội nông dân bản Lạ, xã Lượng Minh.
Các cấp hội nông dân trên toàn huyện đã tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan trực tiếp tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, hội viên, nông dân chuyển đổi từ mô hình cải tạo vườn gắn với việc xây dựng các mô hình kinh tế tập thể. Hàng năm, Hội xây dựng kế hoạch tuyên truyền, đồng thời ký kết giao chỉ tiêu cho cơ sở Hội, chi hội trong việc tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên và nông dân tham gia xây dựng phát triển mô hình kinh tế hộ, kinh tế tập thể, kinh tế vườn gắn với nhiệm vụ của công tác Hội và phong trào nông dân ở địa phương như tham gia tổ hợp tác, chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp, hợp tác xã… Tổ chức phát động phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi cho hội viên, nông dân đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, kết quả đăng ký và xét đạt hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi hàng năm đạt tỷ lệ 100% tỉnh giao.

Hội chú trọng công tác vận đông nông dân phát triển mô hình theo hướng hiệu quả kinh tế như: Mô hình nuôi cá ao; ghế Mây Cành Khỉn, mô hình trồng chuối lấy lá tại bản Yên Tân, bản Cành Khỉn xã Yên Hòa, bản Khe Kiền, Lưu Thông xã Lưu Kiền; duy trì Mô hình chăn nuôi bò sinh sản 20 hộ tại Cà Moong, 18 hộ bản Lạ; nuôi cá lồng bản Cà Moong tại 15 hộ với 33 lồng, bản Lạ14 hộ với 30 lồng, Xốp Cháo 7 hộ với 16 lồng, tổng số lồng của xã Lượng Minh 79 lồng; mô hình nuôi Dúi thương phẩm tại bản Khổi xã Tam Thái, trồng Dưa hấu trong nhà lưới tại bản Phòng, thị trấn Thạch Giám …, mô hình dịch vụ du lịch sinh thái được hình thành và phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, như: Cụm du lịch sinh thái Nậm Xán xã Tam Quang; rừng Săng lẻ, Khe Cớ xã Tam Đình; Đền Vạn Cửa Rào Khe Tạt Hạ xã Xá Lượng; Văng Phột xã Lưu Kiền; điểm du lịch Cọn Nước xã Yên Hòa; Thác Nha Vang xã Nhôn Mai…, một số loại hình dịch vụ nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ được phát triển đa dạng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu tại các địa phương. Đến nay trên địa bàn huyện có 27 sản phẩm đã được bán trên sàn điện tử Postmart và công nhận là sản phẩm OCOP.
 
mo hinh trong dua hau trong nga luoi ban phong thi tran thach giam
Mô hình trồng dưa Hấu trong ngà lưới bản Phòng, thị trấn Thạch Giám
Hiện nay, có một số mô hình kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Mô hình nuôi gà thương phẩm, sinh sản hộ chị Kha Thị Hương, hội viên ở bản Can, xã Tam Thái, chị Hương chia sẻ: “Bước đầu gia đình tôi nuôi quy mô 2.000 con trước, sau đó tăng số lượng lên nuôi từ 6.000 – 8.000 con và gia đình mở rộng thêm 02 cơ sở nuôi ở tại xã Yên Hòa và xã Phá Đánh thuộc huyện Kỳ Sơn để cung cấp cho các nhà hàng, dịch vụ ăn uống, phục vụ đám cưới…, trước khi bắt đầu thực hiện mô hình tôi tìm hiểu nuôi Gà thịt là một trong những loại gia cầm phổ biến nhất, có nhiều ưu điểm như: dễ nuôi, ít tốn chi phí, sinh trưởng nhanh, có nhiều giống khác nhau, có giá trị dinh dưỡng cao và được nhiều người ưa thích”. Để đàn gà phát triển tốt, ngoài sự hỗ trợ về kỹ thuật chăm sóc của cán bộ Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện, chị Hương đã mày mò tìm hiểu qua sách, báo, trên mạng Internet và đi nhiều nơi đang nuôi gà để tham khảo và học hỏi cách làm. Định kỳ mỗi tháng một lần, chị rắc vôi vào chuồng để phòng chống bệnh và tăng cường sức đề kháng cho đàn gà. Ngoài ra, cần quan sát thường xuyên tình trạng sức khỏe của gà, nếu phát hiện gà ốm, chết hoặc có dấu hiệu bất thường thì cần cách ly và điều trị kịp thời”. Sau 6 đến 7 tháng nuôi đàn gà của gia đình chị Hương đều đạt trọng lượng từ 1,8 kg đến 3,2 kg/con; chất lượng thịt thơm, ngọt, da vàng, đẹp. Sau khi trừ chi phí, lứa gà đầu tiên mang về số tiền lãi cho gia đình chị Hương từ 100 triệu đồng 150 triệu đồng/năm.

Thăm mô hình nuôi Dúi thương phẩm và sinh sản tại hộ chị Lô Thị Xoan, Chi hội trưởng Nông dân bản Lạ, xã Lượng Minh. Đầu năm 2020, hộ gia đình chị Xoan bắt đầu triển khai mô hình nuôi dúi tại nhà. Thời điểm đó, nhiều người dân tại địa phương hoài nghi về mô hình này, bởi dúi thuộc loài động vật hoang dã, con vật ít người nuôi thành công, lâu dài. Tuy nhiên, với ý chí quyết tâm, tinh thần ham học hỏi, chị đã chứng minh sự lựa chọn nuôi dúi của mình là đúng.

Chi Xoan chia sẻ, trước khi bắt đầu với mô hình nuôi dúi, chị bỏ nhiều thời gian tham quan, học hỏi kinh nghiệm tại nhiều trang trại ở các nơi và tính toán để mua giống về nuôi. Sau khi đầu tư làm chuồng trại với diện tích 12m2 trong vườn nhà, chị thử sức với việc nuôi 05 cặp dúi giống đầu tiên. Thời gian đầu, chưa có kinh nghiệm thực tế, dúi nuôi khá vất vả, đến năm thứ hai thì phát triển rất nhanh đẻ được 50 con đến năm thứ 3 dúi đẻ được hơn 100 con. Đến nay, đàn dúi của gia đình chị lúc cao điểm lên đến 150 con, gồm cả dúi sinh sản và dúi thương phẩm. Mỗi ngày, chị dành khoảng 3 giờ đồng hồ để cho dúi ăn và chăm sóc, vệ sinh chuồng trại. Để tìm kiếm đầu ra, chị liên hệ tới các nhà hàng trên địa bàn, đăng thông tin trên mạng xã hội, hiện tại gia đình chị không lo đầu ra, giá thị trường của dúi thương phẩm khoảng 600 - 700 ngàn đồng/kg, mỗi cặp dúi giống khoảng 1 triệu đồng. Dúi nuôi để sinh sản (làm giống) có trọng lượng từ 1,5 - 2kg/con với giá bán khoảng 3 triệu/cặp. Theo tính toán, mỗi năm thu nhập của gia đình chị từ nuôi dúi thương phẩm và sinh sản khoảng 50 - 100 triệu đồng.
 
mo hinh ga ho chi kha thi huong ban can xa tam thai
Mô hình gà hộ chị Kha Thị Hương bản Can, xã Tam Thái
Bên cạnh đó, việc hướng dẫn thành lập Tổ Hợp tác, Hợp tác xã phát triển sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Phối hợp hướng dẫn thành lập các Tổ hợp tác, Hợp tác xã tại các xã Nhôn Mai, Mai Sơn (HTX chè hoa vàng bản Na Lợt, xã Nhôn Mai; Tổ Hợp tác sản xuất Mướp đắng rừng bản Piêng Mựn, xã Mai Sơn). Thành lập 6 Tổ hợp tác về phục tráng và tiêu thụ sản phẩm từ Tre Mét. Nâng cao hiệu quả hoạt động cung ứng tín dụng, hỗ trợ vốn cho nông dân đến nay Quỹ Hỗ trợ Nông dân với tổng dư nợ 1.900 triệu đồng cho 06 mô hình với 54 hộ vay đầu tư phát triển các mô hình chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao như mô hình chăn nuôi bò sinh sản, chăn nuôi bò Laisind tại xã Tam Quang, thị trấn Thạch Giám, Lưu Kiền, Tam Đình, Yên Thắng và các mô hình về bảo vệ môi trường cũng được quan tâm, xây dựng như mô hình “Nông dân bảo vệ môi trường” tại bản Na Bè, xã Xá Lượng góp phần bảo vệ môi trường, quét dọn, thu gom rác thải, nạo vét kênh mương, xây dựng cảnh quan và nâng cao chất lượng môi trường sống, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Đồng chí Trần Xuân Hậu, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tương Dương cho biết thêm từ hiệu quả của các mô hình đã thu hút nông dân các địa phương trong huyện học tập, chia sẻ kinh nghiệm và nhân rộng. Nhiều mô hình được hội tư vấn giúp đỡ, hướng dẫn, nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất quy mô lớn mang lại thu nhập cao.

Lương May

(Hội ND huyện Tương Dương)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản hội

Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

lượt xem: 473 | lượt tải:128

Điều lệ Hội Nông dấn Việt Nam khóa VIII

lượt xem: 10256 | lượt tải:4038
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập49
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm45
  • Hôm nay14,210
  • Tháng hiện tại864,316
  • Tổng lượt truy cập19,476,567
Video
Thời tiết
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây